Nhãn hiệu là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các loại dịch vụ, hàng hoá khác nhau và xây dựng giá trị thương hiệu của các tổ chức hoặc cá nhân. Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân cần thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ nếu có bất kỳ hành vi vi phạm nào đến nhãn hiệu độc quyền. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn quý đọc giả chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nói chung mà hướng dẫn soạn mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới chuẩn quy định nói riêng. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
Điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo đó, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên.
Để dấu hiệu này được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sở hữu dấu hiệu này phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
(1) Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới các dạng sau:
- Chữ cái.
- Từ ngữ.
- Hình vẽ.
- Hình ảnh.
- Hình ba chiều.
- Sự kết hợp các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều.
Các dấu hiệu này thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.
(2) Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt phải là nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được kết hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới – Tải xuống ngay
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để bảo hộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu mà mình sở hữu. Sau khi cá nhân, tổ chức đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ và khi sử dụng nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng bảo hộ được bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến nhãn hiệu đó.
Bởi hiện nay, có không ít nhãn hiệu đã bị sao chép gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và tổn hại đến thương hiệu của các nhãn hiệu “gốc” đó. Do đó, mặc dù không bắt buộc nhưng cá nhân, tổ chức khi sở hữu nhãn hiệu thì nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bởi các nguyên nhân sau đây:
– Được công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thì cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu có toàn quyền sở hữu, định đoạt với nhãn hiệu đó. Đồng thời, không có cá nhân, tổ chức nào khác có quyền dùng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu.
– Tránh được các hành vi xâm phạm: Song song với việc được toàn quyền với nhãn hiệu mình sở hữu, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể áp dụng các biện pháp để xử lý các hành vi vi phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu của mình khi có các hành vi xâm phạm theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:
- Dùng dấu hiệu trùng hoặc hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
- Dùng dấu hiệu trùng/tương tự hoặc hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự và việc này khiến gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
- Dùng dấu hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ các nhãn hiệu nổi tiếng và việc này khiến gây nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc sai lệch về ấn tượng quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đó.
– Khai thác, sử dụng lợi ích thương mại từ nhãn hiệu đó: Sau khi được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hộ có thể chuyển quyền sử dụng, sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh…
Do đó, viện thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là điều cần thiết và các chủ thể cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ để đảm bảo hồ sơ hợp lệ như sau:
Căn cứ vào Điều 37 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN một số quy định được sửa đổi bởi điểm c, điểm d khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, khoản 7, khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, được bổ sung bởi điểm g khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo đúng thành phần và số lượng được quy định như trên.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới – Tải xuống ngay
Mời bạn tham khảo và tải xuống ngay mẫu tờ khai đăng lý nhãn hiệu mới chuẩn để đáp ứng điều kiện hoàn tất hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo luật định:
Mời bạn xem thêm
- Chế độ tử tuất đối với người hưởng lương hưu năm 2023 như thế nào?
- Quy trình giải thể doanh nghiệp năm 2023 diễn ra như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới – Tải xuống ngay“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Trường hợp hết hạn thì có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần gia hạn là mười năm.
Không chỉ nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện để được bảo hộ mà còn phải đáp ứng đúng chủ thể được đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, Điều 87 sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 nêu rõ, cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện:
– Nhãn hiệu của hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Người hoạt động thương mại hợp pháp đưa sản phầm do người khác sản xuất ra thị trường nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký này.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Đăng ký đồng chủ sở hữu: Việc dùng nhãn hiệu nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng, việc sử dụng không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, được thừa kế, kế thừa…
Đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online. Khi nộp online, cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện nộp qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ.