Bảo đảm tài sản là một trong những biện pháp dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ rất phổ biến. Tuy nhiên, thực tế cũng có không ít trường hợp bên bảo đảm tài sản không thực thi đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm nên bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm khi muốn xử lý tài sản cần thực hiện một số nghĩa vụ thông báo cho đối phương để họ được biết. Vậy hiện nay, Mẫu thông báo xử lý tài sản bảo đảm là mẫu nào? Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là khi nào? Quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm ra sao? Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm viết văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc cho độc giả nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm
Về bản chất, việc xử lý tài sản bảo đảm là hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm cho bên nhận bảo đảm hoặc bên thứ ba theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, từ đó bên nhận bảo đảm thu được các lợi ích về kinh tế, tài chính để giải quyết phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Có thể thấy dù chưa phải là chủ sở hữu của tài sản bảo đảm nhưng bên nhận bảo đảm có đầy đủ quyền năng để định đoạt tài sản bảo đảm, đồng thời đơn phương tước bỏ quyền sở hữu tài sản bảo đảm của bên bảo đảm dù họ có đồng ý hay không đồng ý.
Xử lý tài sản bảo đảm là một hành vi pháp lý của bên nhận bảo đảm nhằm chuyển quyền sở hữu, định đoạt quyền sở hữu tài sản để bù trừ, thanh toán phần nghĩa vụ được bảo đảm khi đến hạn mà bên bảo đảm/bên có nghĩa vụ không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận về giao dịch đảm bảo đã được các bên giao kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm có một số đặc trưng pháp lý sau:
Thứ nhất, bản chất của việc xử lý tài sản bảo đảm là việc bên nhận thết chấp định đoạt quyền sở hữu tài sản bảo đảm để bù trừ, thanh toán phần nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Hành vi này sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm của bên bản đảm, tài sản bảo đảm có thể được chuyển giao trực tiếp cho bên nhận bảo đảm hoặc bên thứ ba theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm với mục đích cuối cùng là dùng tài sản bảo đảm hoặc khoản lợi nhuận từ việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Thứ hai, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ áp dụng cho hai biện pháp bảo đảm là cầm cố và thế chấp. Điều này được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015. Đây là hai biện pháp bảo đảm được áp dụng thông dụng nhất, có phạm vi tài sản bảo đảm rất rộng, do nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh, có thể có tính chất phức tạp, hoặc có nhiều nghĩa vụ được bảo đảm bởi một tài sản, nên cần phải có quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm. Còn đối với các biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ đã mặc định phương án xử lý tài sản bảo đảm là nhận chính tài sản bảo đảm hoặc do bên thứ ba thanh toán phần nghĩa vụ chưa được thực hiện bằng tiền; hay với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản, pháp luật không cho phép bên nhận bảo đảm được thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ được thực hiện việc nắm giữ quyền chiếm hữu tài sản nên không đặt ra vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ ba, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức này được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự như các hình thức: bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc phương thức khác. Khi tiến hành xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm sẽ cân nhắc để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Thứ tư, việc xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều chủ thể và do nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các chủ thể có liên quan có thể kể đến nhiều nên thứ ba mua tài sản từ bên nhận thế chấp, tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng kí biện pháp bảo đảm,…
Quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Thông thường, người dân thường vay tiền tại các tổ chức tín dụng thông qua hình thức thế chấp tài sản chẳng hạn như nhà đất, trái phiểu, cổ phiểu hay các loại giấy tờ có giá khác,… Khi đến thời hạn trả nợ, người dân có nghĩa vụ trả lại khoản vay cho ngân hàng, trường hợp không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các tài sản mà người dân đã thế chấp. Quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hiện nay như sau:
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm cho việc vay ngân hàng sẽ được xử lý nếu:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Vi phạm các điều khoản theo thỏa thuận của các bệnh hoặc luật có quy định.
Mẫu thông báo xử lý tài sản bảo đảm chuẩn nhất
Tình huống đặt ra như sau: Ông A muốn mở tiệm cà phê để kinh doanh nhưng không đủ vốn, ông A quyết định thế chấp căn nhà trị giá 2 tỷ của mình đang ở tại ngân hàng Vietcombank để vay 2 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm. Hết thời hạn ông A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng Vietcombank có thể thông báo với ông A về việc xử lý tài sản bảo đảm là căn nhà của ông A và tiến hành xử lý.
Tải về Mẫu thông báo xử lý tài sản bảo đảm chuẩn nhất tại đây:
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Giao dịch bảo đảm tài sản là giao dịch phổ biến trong xã hội, đặc biệt là đối với các hoạt động vay. Theo đó, người dân khi muốn vay một khoản tiền lớn tại ngân hàng thì có thể thế chấp tài sản có giá trị tương ứng với khoản vay cho ngân hàng. Khi đó, nhiều người thắc mắc không biết thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là khi nào, hãy cùng làm rõ:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
– Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
+ Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo xử lý tài sản bảo đảm” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hồ sơ cấp giấy phép mạng xã hội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
– Bán đấu giá tài sản;
– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
– Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo 04 phương thức nêu trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Đối với trường hợp có yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thì người yêu cầu có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện.