Xin chào Luật sư. Công ty tôi sản xuất đồ nội thất, có trụ sở chính tại Hà Nội và có một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nay vì nhiều lý do nên công ty muốn thực hiện thay đổi người đứng đầu chi nhánh. Tôi thắc mắc về thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023 sẽ được thực hiện ra sao? Công ty tôi sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ gì để thực hiện thủ tục này? Và việc soạn thảo mẫu thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về chi nhánh
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Quy định về người đứng đầu chi nhánh
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của chi nhánh cũng chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã được quy định rõ trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, mà chỉ đại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền thực hiện công việc.
Đối với người đứng đầu chi nhánh được giao các nhiệm vụ quản lý các công việc của chi nhánh đó mà không có quyền đại diện cho doanh nghiệp. Người Người đứng đầu chi nhánh phải chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong các trường hợp nếu Người đứng đầu chi nhánh được người đứng đầu doanh nghiệp giao làm đại diện trong một số trường hợp thì Người đứng đầu chi nhánh mới được thực hiện quyền hạn đó. Nên lưu ý giữa chức vụ và quyền hạn trong Doanh nghiệp của Người đứng đầu chi nhánh.
Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh không bắt buộc phải là thành viên của công ty.
Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, người đứng đầu chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.
Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, người đứng đầu chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.
Như vậy, người đứng đầu chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Người đứng đầu chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.
Thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh
Khoản 2 Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Khi thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp thay đổi người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Như vậy, khi thay đổi người đại diện của chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-9 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
– Bản sao giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh
– Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Nơi nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp qua mạng).
Thời gian giải quyết
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lệ phí giải quyết
Miễn lệ phí.
Mẫu thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
- Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn lu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm ngưng công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.