Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp phải trả lương đầy đủ và đúng hạn cho người lao động (trừ trường hợp bất khả kháng) thì mới được phép tạm giữ hay là chậm trả lương cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trong trường hợp được phép tạm giữ lương của người lao động thì người sử dụng lao động cần thông báo để cho người lao động biết và nắm được. Vậy thì “Mẫu thông báo tạm giữ lương” có nội dung như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Trường hợp nào doanh nghiệp được quyền tạm giữ lương
Tiền lương là khoản tiền mà người lao động được nhận khi làm việc cho người sử dụng lao động, đây là thu nhập chính của đa số người lao động do đó nó có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Trên thực tế thì khoản tiền lương của người lao động này không chỉ phục vụ cho mình họ mà còn chi tiêu cho cuộc sống của gia đình họ, cho những người trong gia đình của họ mà không thể tạo ra thu nhập (ba mẹ già, con cái nhỏ còn học hành,…). Chính vì thế, nguyên tắc người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động được đề ra để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cả những người thân không có thu nhập của người lao động.
Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động, tiền lương phải được người sử dụng lao động trả đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đủ lương vào đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Tuy nhiên khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 cũng cho phép doanh nghiệp được nợ lương người lao động trong trường hợp sau: “Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…”
Như vậy, doanh nghiệp có thể chậm trả lương cho người lao động nhưng chỉ được chậm trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn. Thời gian nợ lương sẽ không được vượt quá 30 ngày.
Khoảng thời gian chậm lương khiến cho doanh nghiệp bị phạt được xác định như sau:
- Có lý do bất khả kháng: Chậm lương từ 31 ngày so với kỳ hạn sẽ bị phạt.
- Các trường hợp còn lại: Chậm lương từ 01 ngày so với kỳ hạn là bị phạt.
Trong các trường hợp đặc biệt sau nếu người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì doanh nghiệp được chậm trả lương cho người lao động, cụ thể do:
– Thiên tai;
– Hỏa hoạn;
– Lý do bất khả kháng khác.
Doanh nghiệp cần lưu ý là không được chậm lương quá 01 tháng. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm lãi.
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Mẫu thông báo tạm giữ lương
Trong trường hợp bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì được phép chậm trả lương nhưng không chậm quá 30 ngày.
Về nghĩa vụ thông báo, mặc dù Bộ luật Lao động 2019 không có quy định cụ thể về nghĩa vụ thông báo của doanh nghiệp khi trả lương chậm trong trường hợp bất khả kháng tuy nhiên các công ty vẫn nên thực hiện thông báo tới người lao động để họ hiểu rõ và thông cảm cho thực trạng kinh tế của công ty, đồng thời chủ động trong việc chuẩn bị kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Mời bạn xem và tải về Mẫu thông báo tạm giữ lương dưới đây nhé:
Cách viết Mẫu thông báo tạm giữ lương
– Về hình thức thì biểu mẫu thông báo thì mở đầu cần phải ghi đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ theo đúng mẫu một văn bản hành chính thông thường. Tiếp theo là ngày tháng năm lập thông báo để người tiếp nhận dễ dàng nắm bắt được thời gian ban hành thông báo này.
– Trong phần nội dung thì mẫu thông báo phải ghi rõ người nhận và tuân thủ thông báo này là ai là một cá nhân nào đó hay toàn thể cơ quan. Sau đó nêu ra các căn cứ để đưa ra thông báo này. Tiếp theo cần trình bày rõ nội dung của bản thông báo này.
– Người sử dụng lao động cần ghi rõ các thông tin như thời gian tạm giữ lương, Lý do về việc tạm giữ lương và thời gian dự kiến trả lương.
– Ghi rõ thời gian dự kiến trả chậm lương cho nhân viên, lưu ý thời gian dự kiến chậm lương này không được quá 01 tháng so với thời gian trả lương theo thỏa thuận
Người lao động được phép nghỉ việc khi công ty chậm trả lương
Việc trả lương đúng hạn cho người lao động có ý nghĩa quan trọng đảm bảo được niềm tin của người lao động vào doanh nghiệp đồng thời hạn chế được tình trạng giữ lương, chậm trả lương cho nhân viên ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Doanh nghiệp nếu không có lí do bất khả kháng khác và doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng, còn nếu không thuộc trường hợp đó thì doanh nghiệp không được giữ lương của người lao động.
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;”
Mặt khác, khoản 4 Điều 97 Bộ luật này quy định:
“Điều 97. Kỳ hạn trả lương
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Thông thường, người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo cho người sử dụng lao động trước một khoảng thời gian để người sử dụng lao động có thể chủ động tìm nguồn lao động mới thay thế, chủ động trong kế hoạch nhân sự của mình vào khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể như không được trả lương đúng thời hạn và không thuộc trường hợp được kéo dài thời hạn trả lương thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả lương đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết.
Quyền lợi được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định
Được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Công ty sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013.
Khi được hưởng thì bạn sẽ nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn nộp hồ sơ.
Được thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi
Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Trước đây, pháp luật quy định thời gian người sử dụng lao động phải hoàn thành nghĩa vụ với người lao động là 7 ngày.
Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác
Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các giấy tờ đã giữ.
Đồng thời bạn có thể yêu cầu cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của bạn. Công ty sẽ phải chịu chi phí sao, gửi tài liệu. Quy định mới này tạo điều kiện cho người lao động chứng minh được quá trình làm việc của mình khi tìm công việc mới.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu thông báo tạm giữ lương” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về đất ao chuyển sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể căn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP, việc giữ lương của nhân viên có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt về một trong các lỗi sau:
(1) Lỗi trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Mức phạt đối với lỗi không trả đủ lương cho người lao động được xác định phụ thuộc vào số người lao động bị giữ lương. Cụ thể:
– Phạt 05 – 10 triệu đồng: Giữ lương của 01 – 10 người lao động.
– Phạt 10 – 20 triệu đồng: Giữ lương của 11 – 50 người lao động.
– Phạt 20 – 30 triệu đồng: Giữ lương của 51 – 100 người lao động.
– Phạt 30 – 40 triệu đồng: Giữ lương của 101 – 300 người lao động.
– Phạt 40 – 50 triệu đồng: Giữ lương của 301 người lao động trở lên.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
(2) Lỗi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Mức phạt với người sử dụng lao động là từ 20 đến 25 triệu đồng.
Căn cứ: Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài mức phạt tiền nêu trên, người sử dụng lao động còn buộc phải trả lại số tiền lương đã giữ của người lao động, đồng thời còn phải trả thêm một khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.
Tại Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với công ty chậm trả lương cho người lao động.