Các vấn đề xoay quanh hợp đồng lao động chưa bao giờ là hết “hot”. Đặc biệt đối với thông báo chấp dứt hợp đồng lao động. Đây là điều mà các doanh nghiệp, công ty đặc biệt quan tâm nhất. Nắm bắt được điều này, Luật sư X chúng tôi đã có bài viết về Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao dong để giúp người lao động, người sử dụng lao động dễ dàng hơn trong vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 1 điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng phải ra văn bản thông báo cho người lao động. Nội dung của văn bản này bao gồm những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm thông báo;
- Tên doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động
- Thông tin người lao động bị chấm dứt hợp đồng bao gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
- Lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
- Nghĩa vụ của người lao động trước khi hợp đồng lao động hết hiệu lực;
- Thời gian chấm dứt bắt đầu từ thời gian nào;
- Nơi nhận thông báo;
- Đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động ký tên và đóng dấu cuối thông báo
Mẫu chấm dứt hợp đồng lao động
Dưới đây là mẫu chấm dứt hợp đông lao động:
Doanh nghiệp được chấm dứt hợp đồng lao dong khi nào
Thực tế, có rất nhiều lý do để doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, để không trái luật, tránh tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp chỉ có thể chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp:
– Hợp đồng lao động hết hạn;
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
– Người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục;
– Thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng;
………
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao dong
Khi chấm dứt hợp đồng với người lao động thì doanh nghiệp không những phải có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật (các trường hợp nêu trên) mà còn phải đảm bảo thời gian báo trước.
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người lao động thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
– 45 ngày với hợp đồng không có thời hạn;
– 30 ngày với hợp đồng có thời hạn;
– 03 ngày làm việc với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng và với trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị liên tục.
Bước 2: Người sử dụng lao động gửi mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao dong
Bước 3: Thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt hợp động lao động
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần thanh toán những khoản tiền sau:
1. Khoản tiền lương còn lại của người lao động đã làm việc
2. Khoản trợ cấp thôi việc được tính theo quy định tại điều 48 Bộ luật Lao động
3. Các khoản tiền khác phát sinh liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Có thể bạn thích
- Mẫu nội quy lao động công ty chuẩn quy định Bộ Luật Lao động năm 2021
- Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao dong. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết có giúp ích cho bạn đọc.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến Giấy phép flycam, thủ tục giấy từ hành chính, quy hoạch thông tin về đất,… hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động là quyết định được đưa ra nhằm mục đích chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động, đó có thể là chấm dứt do kỉ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần thanh toán những khoản tiền sau:
– Khoản tiền lương còn lại của người lao động đã làm việc
– Khoản trợ cấp thôi việc được tính theo quy định tại điều 48 Bộ luật Lao động
– Các khoản tiền khác phát sinh liên quan đến quyền lợi của người lao động.