Hiện tại tôi đang nhận thi công một dự án chung cư mini. Đang thi công đến tầng thứ ba thì cần thêm kinh phí để tiếp tục thi công. Vì lý do đó, tôi muốn đề nghị chủ đầu tư tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư, muốn rõ ràng từng khoản tạm ứng nên đề nghị tôi làm Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng. Luật sư có thể cho tôi biết Mẫu tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020
Tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng là gì ?
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.
Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng
Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.
Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.
Các trường hợp sử dụng đề nghị tạm ứng
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp có thể sử dụng mẫu đề nghị tạm ứng. Cơ bản được chia làm 02 loại:
– Tạm ứng tiền nội bộ:
- Trường hợp 1: Nhân viên cần thực hiện một công việc của công ty, của khách hàng. Cần ứng trước tiền mặt để xử lý công việc thì có thể sử dụng mẫu đề nghị ứng tiền mặt.
- Trường hợp 2: Nhân viên chưa đến kỳ nhận lương nhưng vì lý do nào đó muốn được xin ứng trước lương cũng có thể sử dụng biểu mẫu này để xin ứng lương trước.
– Tạm ứng tiền theo hợp đồng:
Là trường hợp ứng tiền của đối tác, khách hàng thông qua hợp đồng. Thời hạn thanh toán của hợp đồng chưa tới nhưng một bên cần sử dụng nguồn tiền mặt để thực hiện công việc cũng có thể sử dụng mẫu này, thông qua thương lượng để xin ứng trước một phần tiền để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Mức tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng
– Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
– 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.
– 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
– 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
5. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết
6. Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.
7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
– Tại điểm 3 mục 2 văn bản số 10254/BTC-ĐT ngày 27/5/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng quy định:
Kể từ ngày 15/6/2015, mức tạm ứng được thực hiện như sau:
a. Mức vốn tạm ứng tối thiểu:
– Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
b. Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, mức tạm ứng đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 và hướng dẫn tại điểm 3 mục 2 văn bản số 10254/BTC-ĐT ngày 27/5/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng như dẫn chiếu ở trên.
Tải xuống Mẫu tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình tạm ứng và quyết toán tạm ứng tiền mặt hiện nay ra sao?
- Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng năm 2022
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như mã số thuế cá nhân tra cứu…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào từng loại Hợp đồng xây dựng cụ thể mà nội dung sẽ có sự bổ sung, lược bớt thay đổi để phù hợp, tuy nhiên một Mẫu hợp đồng xây dựng đầy đủ cần đảm bảo những thông tin về:
– Căn cứ pháp lý áp dụng soạn thảo hợp đồng;
– Thông tin về chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng;
– Ngôn ngữ áp dụng;
– Nội dung và khối lượng công việc;
– Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao; Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng; Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
– Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
– Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
– Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
– Rủi ro và bất khả kháng;
– Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng
– Các nội dung khác.
– Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh