Con dấu công ty là vật thể được khắc nổi hoặc khắc chìm các nội dung của công ty nhằm tạo nên một hình dấu cố định trên các văn bản khi ra quyết định, giao dịch. Khắc con dấu và quản lý con dấu là một trong những công việc bắt buộc khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi, tiến hành khắc con dấu thì doanh nghiệp phải tiến hành việc công bố, con dấu và ban hành quyết định việc sử dụng con dấu. Dưới đây, là Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp được cập nhật bởi Luật Sư X, mời bạn xem trước và tải xuống.
Căn cứ pháp lý
Những điều cần lưu ý về việc sử dụng con dấu doanh nghiệp
Theo đó, sau khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, pháp nhân sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp; cần lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng mẫu con dấu:
Thẩm quyền quyết định con dấu công ty:
Thẩm quyền quyết định về số lượng con dấu, hình thức con dấu và nội dung con dấu; là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị và một số chủ thể khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Mẫu con dấu, số lượng con dấu được sử dụng trong doanh nghiệp :
Đối với mẫu con dấu bao gồm hình thức, kích cỡ, nội dung; màu mực và số lượng con dấu sẽ do các chủ thể có thẩm quyền nêu trên quyết định.
Nếu như trước đây, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014; thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh; để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay luật doanh nghiệp 2020 đã không còn; yêu cầu doanh nghiệp, phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nội dung con dấu công ty:
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức; số lượng và nội dung con dấu nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã không còn bắt buộc mẫu con dấu của doanh nghiệp; phải thể hiện các thông tin về tên cũng như mã số doanh nghiệp nữa. Theo đó, tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020; thì doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu; số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
Từ đó, có thể thấy hiện nay doanh nghiệp hoàn toàn được tự do kiểm soát và sử dụng con dấu của mình; mà không có sự ràng buộc chặt chẽ như đối với Luật doanh nghiệp 20014
Quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
Việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện nội dung ghi trong Điều lệ của công ty. Ngoài ra, theo quy định mới tại Luật doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh; văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp cũng có thể tự ban hành; quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình.
Từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu; mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Xem trước và tải xuống Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục xin cấp lại con dấu pháp nhân khi bị mất, hỏng
- Những quy định trong Luật Doanh nghiệp về con dấu tròn công ty
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là không. Theo quy định trước đây, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Thời gian cấp lại con dấu bị mất, hỏng đối với doanh nghiệp thường là 1-3 ngày; đối với cơ quan, tổ chức khác có thể lên tới 7 ngày.
Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.