Trong mỗi công ty, tài sản có thể ở dưới nhiều dạng. Tài sản có thể là tiền mặt, tiền gửi, tài sản hiện vật, tài sản phi hiện vật,… Tài sản cố định là hiện vật được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý của công ty. Theo luật hiện hành, một tài sản của công ty được xem như tài sản cố định khi nó có giá trị lớn (trên 30 triệu đồng).
Công ty càng lớn, các hoạt động sử dụng từng loại tài sản đều cần sự thông nhất và liên quan giữa các bộ phận. Do đó, nếu muốn đưa tài sản cố định vào sử dụng thì phải thông qua văn bản. Tài sản cố định được sử dụng khi có mẫu quyết định cho phép điều này. Vậy Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng viết như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của quá vị trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng
Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định có những loại như sau:
– Tài sản cố định hữu hình:
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC : “1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…”
Các tiêu chuẩn để được xem là tài sản cố định hữu hình:
+ Việc sử dụng tài sản phải mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai;
+ Tài sản phải có thời gian sử dụng trên một năm;
+ Tài sản có tính nguyên giá;
+ Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
– Tài sản cố định vô hình:
Là những tài sản không có hình thái vật chất, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ: bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả và một số loại chi phí…
Chi phí được xem là tài sản cố định vô hình khi:
+ Tài sản có tính khả thi, được chắc chắn sẽ đem sử dụng;
+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
– Tài sản cố định thuê tài chính:
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự:
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Mẫu quyết định đưa tài sản vào sử dụng
Sau đây, mời quý vị tham khảo Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022:
Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng
Công ty …….. ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |
Số: …./QĐ-BGTSCĐ | ……………, ngày …… tháng …… năm 20 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bàn giao tài sản cố định
GIÁM ĐỐC CÔNG TY … ……
Căn cứ vào……………………………………………………………………………
Căn cứ vào tình hình thực tế sau khi kiểm tra, một số tài sản cố định của công ty
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bàn giao các tài sản cố định sau của công ty vào sử dụng gồm:
1.Tên: TSCĐ………………………………………………………………
Loại:…………………………………………………..…………………………
Nhãn hiệu: ………………………………………..……………………………
Nước sản xuất: ……………………………………………………………………
Năm sản xuất: ……………………………………………………………………
Công suất (diện tích thiết kế):………………. ………………………
Nguyên giá tài sản cố định:
– Giá mua:……………………………………………… ………………………
– Chi phí vận chuyển:……………………………………………………………………..
– Nguyên giá tài sản cố định:…………………. …………………………………
– Tài liệu kỹ thuật kèm theo (nếu có):……. ……………………………………
Dụng cụ, phụ tùng kèm theo (nếu có):….. ………………………………………
2. Tên: TSCĐ……………………………………………………………………………
Loại:…………………………………………………..…………………………
Nhãn hiệu: ………………………………………..…………………………………………
Nước sản xuất: ………………………………………………………………………………….
Năm sản xuất: ………………………………………………………………………………….
Công suất (diện tích thiết kế):………………. …………………………………
Nguyên giá tài sản cố định:
– Giá mua:……………………………………………… ………………………
– Chi phí vận chuyển:………………………………………………………………
– Nguyên giá tài sản cố định:…………………. …………………………………
-Tài liệu kỹ thuật kèm theo (nếu có):……. …………………………………
Dụng cụ, phụ tùng kèm theo (nếu có):….. ………………………………………
Điều 2. Giám đốc công ty, Kế toán trưởng cùng các phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
– – | Giám đốc (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định theo pháp luật hiện hành
- Biện pháp cầm giữ tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
Câu hỏi thường gặp
Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng là văn bản được viết ra tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp. Mục đích để xác nhận cho phép việc tài sản cố định như bất động sản, máy móc, thiết bị… đưa vào sử dụng thực tế phục vụ cho nhu cầu sử dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị, công ty.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC:
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số tài sản.