Xin chào Luật sư. Tôi hiện tại đang làm việc tại vị trí kế toán của một công ty sản xuất hàng gia dụng, tôi có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật lao động, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là sau một khoảng thời gian trao đổi, bàn bạc và ghi nhận sự đóng góp của các thành viên trong công ty thì công ty tôi có quyết định chi lương tháng 13 cho nhân viên, tuy nhiên không biết rằng khi chi trả lương tháng 13 cho nhân viên như vậy thì lương tháng 13 có tính thuế thu nhập cá nhân hay sẽ cần phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Đồng thời, bên giám đốc yêu cầu soạn thảo mẫu quyết định chi lương tháng 13, tôi không biết soạn thảo mẫu này ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Lương tháng 13 là gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào về thuật ngữ “thưởng tết” và “lương tháng 13”. Ngay cả trong Bộ luật lao động từ trước đến nay, chưa có điều luật quy định riêng về “lương tháng 13” và thuật ngữ này cũng không được luật đề cập đến.
Lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo quy định nêu trên, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết, việc có lương tháng 13 và cách tính khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp
Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?
Hiện nay, không có một quy định nào bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng tết) cho người lao động khi đáp ứng đủ cả 02 điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
– Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.
Doanh nghiệp không trả lương tháng 13 cho người lao động bị xử lý thế nào?
Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động như quy định đã nêu ở trên nhưng doanh nghiệp không thưởng thì pháp luật cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.
Hiện nay, pháp luật về lao động chỉ quy định 02 hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính liên quan đến thưởng, cụ thể tại điểm a, e khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không công bố công khai tại nơi làm việc quy chế thưởng;
– Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng.
Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương tháng 13 (thưởng Tết) không phải đóng BHXH.
Lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
-Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
+ Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
+ Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
+ Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vây, tiền thưởng tết mà người lao động nhận được phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tải xuống mẫu quyết định chi lương tháng 13
Hướng dẫn cách viết mẫu quyết định chi lương tháng 13
Quốc hiệu, tiêu ngữ là nội dung đầu tiên xuất hiện trong mẫu quy định chi lương tháng 13. Quốc hiệu sẽ được viết in hoa và cách mép trái khoảng 1,5 đến 2 cm. Tiêu ngữ được viết bắt đầu từ chữ thứ hai thắng quốc hiệu đi xuống. Cả quốc hiệu và tiêu ngữ sẽ được đặt lệch sang phía bên phải thay vì đứng giữa như một số văn bản liên quan đến đơn từ hay giấy đề nghị.
Nằm lệch sang phía bên trái và nằm trên dòng kẻ cùng dòng với quốc hiệu sẽ là tên của công ty và số quyết định để tiện lưu trữ và kiểm tra tài liệu.
Ngay bên dưới tên công ty và bộ phận quốc hiệu tiêu ngữ là Tên văn bản. Để đảm bảo được tính dễ nhìn, khoa học của quyết định, nên sử dụng phòng chữ in hoa bối đậm cho tên của quyết định. Ngay bên dưới tên là nội dung để trình bày rõ về vấn đề thương lương tháng 13 và tên của Đại diện Giám đốc công ty. Chú ý rằng, chỉ cần soạn thảo rồi rằng tên công ty là được, không cần ghi rõ tên của lãnh đạo hay đại diện ban giám đốc.
Sau khi trình bày xong căn cứ, nội dung tiếp theo quan trọng nhất chính là những điều khoản đã thống nhất trong nội bộ ban giám đốc gửi đến người lao động để thi hành. Trong những điều khoản này được trình bày theo những điều cụ thể để ghi rõ các vấn đề tên kỳ nghi lễ được thưởng, số tiền thưởng trong lương tháng thứ 13 dành cho nhân viên, ngày chi trả tiền thưởng, bộ phận có trách nhiệm chi trả tiền thưởng và bộ phận hay cá nhân thi hành quyết định.
Lương tháng 13 tính như thế nào?
Do lương tháng 13 bản chất là khoản tiền thưởng của doanh nghiệp, do đó, cách tính lương tháng 13 sẽ do doanh nghiệp quy định. Quý khách hàng có thể tham khảo 02 cách tính lương tháng 13 sau:
– Cách 1: Tính lương tháng 13 theo theo lương tháng 12. Theo đó, người lao động nhận được lương tháng 12 bao nhiêu thì lương tháng 13 cũng bằng số tiền lương tháng 12.
– Cách 2: Tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình: Lương tháng 13 = Lương trung bình của 12 tháng.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu quyết định chi lương tháng 13 mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lệ phí ly hôn đơn phương hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương tháng 13 theo quy định nhà nước năm 2023
- Công ty không trả tiền lương tháng 13 theo thỏa thuận có bị xử phạt không?
- 04 thông tin Người lao động cần biết về lương tháng 13
Câu hỏi thường gặp:
– Tiền mặt: gồm một khoản tiền cố định và (hoặc) đến 1 (thậm chí nhiều hơn) tháng lương, thưởng thâm niên…
– Hiện vật: bánh mứt, dầu ăn, hạt dưa, tivi, tủ lạnh, quần áo, cổ phiếu, voucher mua sắm…
– “Quà” thiết thực hơn: như chuyến tham quan du lịch, vé tàu, vé xe, vé máy bay, xe đưa đón hay tổ chức đón Tết cho những công nhân chưa có điều kiện về quê vui xuân đón Tết, sum họp cùng gia đình…
Theo các chuyên gia kinh tế, lương tháng 13 thực chất là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.
Giai đoạn này rơi vào trước năm 2000, theo đó, thay vì người lao động được hưởng lương trọn vẹn theo tháng thì doanh nghiệp sẽ tự trích ra một khoản làm quỹ dự phòng phòng khi người lao động ốm đau, bệnh tật…
Sau 12 tháng làm việc, nếu người lao động không xảy ra sự cố gì thì doanh nghiệp sẽ trả lại khoản tiền này cho người lao động và gọi nôm na là lương tháng 13. Điều này đồng nghĩa với việc, lương tháng 13 không phải là tiền thưởng.
Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có đặc điểm được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định nên nhiều người lao động đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như một khoản lương để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.