Hợp tác xã là một trong những tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng cho thị trường hiện nay, cũng chính vì thế hợp tác xã cũng thuộc đối tượng nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các thành viên, hồ sơ để xin phép thành lập hợp tác xã,… Trong đó, để có thể điều hành một hợp tác xã một cách hiệu quả cần có một quy chế làm việc cụ thể, quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và cơ cấu tổ chức hợp tác xã. Vậy mẫu quy chế làm việc của hợp tác xã năm 2023 là gì? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Là thành viên thì phải có những quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định. Thành viên có quyền được yêu cầu hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ giữa các thành viên và hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng giữa hai bên, cũng như những quyền lợi khác mà thành viên hợp tác xã có được.
Đồng thời cũng quy định nghĩa vụ của thành viên phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã thành viên như: điểm b khoản 1 Điều 13 quy định về điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã tv là “Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã”; khoản 1 Điều 15 về nghĩa vụ của thành viên quy định “Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ” Điều 16 quy định tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt trong trường hợp “thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định cỷa điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm”.
Quy định nêu trên nhằm đảm bảo cho hoạt động hợp tác xã đúng bản chat là phục vụ thành viên, đồng thời hoạt động đúng theo nguyên tắc “cam kết kinh tế” thể hiện tính đối nhân sâu sắc, qua đó thành viên có trách nhiệm góp vốn, góp sức; phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho hợp tác xã và ngược lại hợp tác xã phải có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh đảm bảo đời sống của thành viên, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của các thành viên. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã chính là điểm thể hiện rõ nét nhất bản chất đích thực của hợp tác xã phân biệt rạch ròi giữa hợp tác xã và dn. Đây là những quy định cần thiết để thể hiện tính đặc thù của nó, tránh trường hợp “đội lốt” hợp tác xã để được hưởng các ưu đãi nhưng thực chất lại hoạt động không khác gì dn.
Hồ sơ thành lập hợp tác xã cần những gì?
Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:
“Điều 7. Đăng ký thành lập hợp tác xã
- Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
b) Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
c) Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
d) Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
e) Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua. - Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.”
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;
- Điều lệ của hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh;
- Danh sách thành viên;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như:
- Phương án sản xuất, kinh doanh;
- Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
- Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Mẫu quy chế làm việc của hợp tác xã năm 2023
Hưỡng dẫn cách viết mẫu quy chế làm việc của hợp tác xã năm 2023
Phải có đầu đủ các điều quy định về:
- Phạm vi điều chỉnh
- Đối tượng áp dụng
- Các quy định chung
- Quy định về bộ máy quản lý
- Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy quản lý
- Ban giám đốc HTX
- Kiểm soát viên
- Cac mối quan hệ làm việc
- ….
Chấm dứt tư cách thành viên Hợp tác xã năm 2023
Theo quy định của pháp luật về Hợp tác xã hiện hành thì tư cách thành viên Hợp tác xã chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, thành viên Hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản;
Thứ ba, Hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Thứ tư, thành viên tự nguyện ra khỏi Hợp tác xã;
Thứ năm, thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Thứ sáu, thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với Hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Thứ bảy, tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên khống góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Thứ tám, trường hợp khác do điều lệ quy định.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu quy chế làm việc của hợp tác xã năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Để hoạt động kinh doanh, Hợp tác xã cũng phải huy động các nguồn vốn, bao gồm: Vốn góp của thành viên; Vốn huy động; Vốn tích lũy; Các quĩ của Hợp tác xã; Các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Các khoản được tặng cho, và các nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, nguồn vốn chính của Hợp tác xã vẫn là vốn điều lệ do thành viên Hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp HTX cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách 7 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (xem chi tiết tại đây);
Tên được đặt theo quy định;
Hồ sơ thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX theo quy định;
Đặt trụ sở chính theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Muốn thành lập hợp tác xã thì phải đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, nơi HTX dự định đặt trụ sở chính.