Xin chào Luật sư X. Em đang mong muốn tìm về mẫu phương án xin nhà nước giao đất lâm nghiệp hiện nay. Mong Luật sư X giải đáp giúp em ạ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn, hy vọng những thông tin dưới đây giúp ích được cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Thông tư 03/2021/TT-BTNMT
Quy định của pháp luật về đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là gì?
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 quy định đất lâm nghiệp là đất dùng để trồng rừng. Được chia làm 3 loại gồm:
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng.
Đối tượng được nhà nước giao đất lâm nghiệp?
Căn cứ theo Điều 135, 136, 137 Luật Đất đai 2013 quy định đối tượng giao đất sản xuất, đất phòng hộ, đất đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng quản lý. Đối với Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Hạn mức giao đất lâm nghiệp?
Tại Khoản 3, 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản suất thì hộ gia đình, cá nhân được giao không quá 30 hecta đất.
Trường hợp hộ gia đình cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ thì được giao thêm không quá 25 hecta đất.
Quy định về giao đất lâm nghiệp
Người không có hộ khẩu thường trú có được giao đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ được không?
Căn cứ theo Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước giao đất cho tổ chức cá nhân để bảo vệ phát triển rừng như vậy:
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định.
Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định:
- Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Theo quy định trên thì đối với đất rừng phòng hộ, sẽ được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại nơi có rừng phòng hộ để quản lý sử dụng.
Như vậy, theo quy định pháp luật không có quy định bắt buộc về hộ khẩu thường trú mới được cấp đất, giao đất lâm nghiệp đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ. Vì vậy dù có hộ khẩu thường trú hay không thì chỉ cần cá nhân hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, phát triển rừng thì vẫn có thể được giao đất theo quy định pháp luật.
Trình tự giao đất lâm nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 6,7,8 thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMTTuỳ theo từng trường hợp mà có những trình tự giao đất lâm nghiệp khác nhau:
Trường hợp 1: giao rừng gắn liền với giao đất hoặc cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất lâm nghiệp có rừng.
Bước 1: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ về điều kiện giao đất, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai; đồng thời sao gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đó cho cơ quan Kiểm lâm cùng cấp để thẩm định về điều kiện giao rừng
Bước 2: Cơ quan Kiểm lâm sau khi nhận được hồ sơ có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến bằng văn bản về việc giao rừng và gửi cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường
Bước 3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường tập hợp hồ sơ giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận và lập thủ tục trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao rừng và giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu địa chính.
Bước 4: UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận theo đề nghị của cơ quan Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp 2: Đã được giao đất lâm nghiệp hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng
Bước 1. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin trong hồ sơ địa chính đối với những diện tích đất lâm nghiệp đã giao, đã được công nhận quyền sử dụng đất để cơ quan Kiểm lâm hoàn thiện hồ sơ giao rừng
Bước 2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức việc rà soát các thông tin về rừng, bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới trên hồ sơ địa chính và thực địa.
Trường hợp 3: đã được giao rừng nhưng chưa được giao đất hoặc chưa được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Bước 1: Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm cung cấp thông tin trong hồ sơ giao rừng cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để hoàn thiện hồ sơ giao đất, cấp Giấy chứng nhận.
Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
- Đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng: Căn cứ vào quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ và quy hoạch sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thẩm tra hồ sơ đề nghị giao đất lâm nghiệp, lập thủ tục trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất lâm nghiệp và cấp Giấy chứng nhận.
- Đối với tổ chức trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất lâm nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị giao đất, cấp Giấy chứng nhận về hiện trạng đang quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển thông tin, số liệu địa chính cho cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai; lập thủ tục trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất và cấp Giấy chứng nhận.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất lâm nghiệp: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận về hiện trạng sử dụng đất và đối chiếu với hồ sơ giao rừng; lập thủ tục để trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp các thông tin về đất lâm nghiệp trên thực địa không phù hợp với hồ sơ giao rừng thì tùy theo mức độ sai lệch, cơ quan Tài nguyên và Môi trường thông báo cho cơ quan Kiểm lâm biết để làm thủ tục chỉnh lý hồ sơ giao rừng hoặc lập thủ tục giao lại rừng theo quy định hiện hành.
Tải xuống mẫu phương án giao đất lâm nghiệp
Mời bạn xem thêm
- Quy trình giao đất tái định cư?
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất có được không?
- Giao đất cho cá nhân có thu tiền sử dụng đất hay không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc của Luật sư X về vấn đề “Mẫu phương án giao đất lâm nghiệp” . Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống và giải đáp những vướng mắc pháp lý của mình. Chúc bạn thành công
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi về pháp lý các vấn đề về đất đai, dân sự, các thủ tục hành chính, tư vấn đặt cọc đất hãy liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ theo luật đất đai 2013 quy định giao đất đối với tổ chức cá nhân để bảo vệ trực tiếp sản xuất lâm nghiệp.
Vì vậy, đối với công chức thì không thể trực tiếp sản xuất lâm nghiệp nên không thuộc đối tượng giao đất lâm nghiệp.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
Căn cứ theo Công văn số 3834/UBND-KT ngày 05/7/2019 về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh quy định:
Chưa thực hiện việc thu hồi đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ do UBND cấp xã quản lý, đất lâm nghiệp đã giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng và các Công ty lâm nghiệp để giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp (trừ trường hợp thu hồi đất để thực hiện các chương trình, dự án đã có chủ trương của Chính phủ; của UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt).