Xin chào Luật sư X. Tôi là Hoàng Nam, tôi đang là chủ một doanh nghiệp tại Thành phố Quảng Ninh. Tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giúp đỡ, giải đáp như sau: Doanh nghiệp của tôi hiện nay có những đề án mới, cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức lại lao động nên buộc tôi phải cắt giảm nhân sự để phù hợp với mô hình phát triển của doanh nghiệp. Tôi có đọc thông tin và biết rằng tôi cần phải xây dựng phương án cắt giảm nhân sự để thực hiện việc cắt giảm nhân sự một cách hiệu quả nhất. Vậy, Luật sư có thể cung cấp cho tôi Mẫu phương án cắt giảm nhân sự năm 2023? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề của bạn dưới bài viết dưới đây nhé.
Khi nào doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm nhân sự?
Trên đời sống thực tế, có nhiều lý do để doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự. Việc cắt giảm nhân sự này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi cắt giảm nhân sự thì doanh nghiệp cần thông báo trước cho người lao động trong thời gian nhất định. Vậy, để biết xem khi nào doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm nhân sự đúng luật, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung sau:
Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, các cách cắt giảm nhân sự đúng luật cho người sử dụng lao động như sau:
– Thay đổi cơ cẩu, công nghệ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (từ hai người trở lên) với các hình thức sau:
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.
+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
– Vì lý do kinh tế thuộc một trong các trường hợp:
+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.
+ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
– Vì lý do người sử dụng lao động khi chia, tách,hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện phương án lao động. Nếu có chỗ làm mới, người sử dụng lao động phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trường hợp nào buộc xây dựng phương án cắt giảm nhân sự?
Một số doanh nghiệp vì các lý do khác nhau mà sẽ lựa chọn phương án là cắt giảm dân sự để phù hợp với mô hình và phát triển, tiếp tục vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật có các trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng phương án cắt giảm nhân sự. Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn với nội dung sau, cụ thể theo quy định tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp buộc phải xây dựng phương án cắt giảm nhân sự trong 02 trường hợp:
– Cho người lao động thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế.
– Cho người lao động thôi việc do doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Lưu ý, trong quá trình xây dựng phương án cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Các nội dung bắt buộc phải có trong phương án cắt giảm nhân sự
Phương án cắt giảm nhân sự là tên thường gọi để chỉ phương án sử dụng lao động. Phương án cắt giảm nhân sự phải đảm bảo 05 nội dung sau đây:
– Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục làm việc, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
– Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án cắt giảm nhân sự.
Mẫu phương án cắt giảm nhân sự năm 2023
Thủ tục cắt giảm nhân sự như thế nào?
Để có thể tiến hành một cuộc cắt giảm nhân sự với quy mô lớn, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về trình tự và thủ tục cắt giảm nhân sự. Để tránh bị phía cơ quan có thẩm quyền thanh tra và xử phạt theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp cần làm theo đúng trình tự, thủ tục. Tại nội dung dưới đây, Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về thủ tục cắt giảm nhân sự. Cụ thể như sau:
Bước 1: Lên phương án sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019 quy định về phương án sử dụng lao động như sau:
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
– Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Bước 2: Trao đổi với công đoàn về việc cắt giảm nhân sự.
Công đoàn là bộ phận đại diện của người lao động nên khi có bất kỳ một đợt cắt giảm nhân sự nào daonh nghiệp cũng cần có sự trao đổi với phía công đoàn cơ sở.
Bước 3: Thông báo bằng văn bản tới UBND cấp tỉnh và người lao động.
Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
– Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Bước 4: Trợ cấp mất việc cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:
– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu phương án cắt giảm nhân sự năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ làm Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, trong trường hợp cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp bắt buộc phải ra văn bản thông báo về việc này và gửi tới người lao động.
Trách nhiệm thông báo chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được loại trừ đối với 05 trường hợp sau:
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Người lao động nước ngoài làm việc bị trục xuất khỏi Việt Nam.
– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện hợp pháp.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, khi thực hiện cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm nhất định với người lao động. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (trong một số trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 ngày), người lao động sẽ được thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Bao gồm: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để người lao động giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. Tức công ty, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được chốt và rút sổ. Đồng thời, phía bên doanh nghiệp, công ty phải có trách nhiệm trả các giấy tờ khác cho người lao động, cung cấp các bản sao các tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu như người lao động có yêu cầu.
Thực tế, cắt giảm nhân sự là điều mà các công ty, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều không mong muốn xảy ra. Hiện nay, sau dịch bệnh Covid, nền kinh tế lạm phát, thực trạng rất nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự khi dịp tết cận kề. Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp khó khăn bắt buộc, người sử dụng lao động có quyền cắt giảm nhân sự theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm đến hướng giải quyết của các doanh nghiệp này đối với người lao động. Theo đó, doanh nghiệp phải tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động được hưởng các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Đồng thời, tạo điều kiện để người lao động chốt, rút sổ, phục vụ cho công việc tiếp theo. Nếu tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định nêu trên, các doanh nghiệp cùng Nhà nước đã phối hợp hỗ trợ để bảo vệ đến mức tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý hoạt động lao động của cơ quan Nhà nước đạt được kết quả tốt nhất.
– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.