Pháp luật hiện hành quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân sẽ đại diện cho doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch, tham gia vào quá trình tố tụng cho công ty. Và khi công ty muốn thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ cần tuân thủ theo trình tự mà pháp luật quy định. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng khi thay đổi người đại diện pháp luật có cần ký lại hợp đồng không? Việc soạn thảo mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện ra sao? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020: “là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nội dung của định nghĩa trên thì rất khỏ để xác định một người có phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay không. Vì người đại diện the ủy quyền của doanh nghiệp cũng có thể được ủy quyền một phần hoặc toàn bộ phạm vi nêu trên.
Tùy thuộc vào các mô hình công ty khác nhau mà số lượng người đại diện theo pháp luật cũng được xác định khác nhau, ví dụ ở mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần thì có thể có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật.
Số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị thảo luận và quy định sẵn trong điều lệ công ty, đồng thời cũng sẽ quy định rõ về phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đó.
Ngoài ra, trường hợp công ty có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật thì phải đảm bảo bắt buộc có 1 người cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật nếu cần thiết phải ra nước ngoài trên 30 ngày thì phải làm văn bản ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong thời gian vắng mặt tại Việt Nam.
Trong một số trường hợp ngoại lệ thì Tòa án sẽ có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty để tham gia vào quá trình tố tụng.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
Ngoài quy định trong Luật Doanh nghiệp thì quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật còn được quy định rõ ràng trong nội dung điều lệ của mỗi công ty.
Căn cứ và thực tế thì người đại diện theo pháp luật là người đang giữu chức danh quản lý trong công ty nên ngoài quyền và nghĩa vụ của người đại diện, họ còn thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của chức danh mà mình đang đảm nhiệm.
Hiện nay trong luật Doanh nghiệp 2020 cũng có những nội dung quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật như:
– Phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, luôn phải đảm bảo mặt lợi ích cho công ty
– Lòng trung thành với công ty, không được có các hành vi tư lợi để phục vụ lợi ích bản thân hoặc lợi ích của các tổ chức khác
– Trong trường hợp có hành vi vi phạm mà gây ra thiệt hại cho công ty thì phải phải tự mình gánh chịu thiệt hại đó.
Có thay đổi được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không?
Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty là việc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích thay đổi người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi.
Theo đó, doanh nghiệp cần làm hồ sơ thông báo thay đổi gồm những giấy tờ như sau:
+ Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
+ Thông báo của doanh nghiệp về việc thay đổi giám đốc công ty
Thông báo này do Chủ tịch hội đồng quản trị kí, trong trường hợp nếu Chủ tịch hội đồng quản trị không thể kí thì phải có chữ kí, họ tên của những thành viên tham dự và biểu quyết đồng ý về việc thay đổi người đại điện theo pháp luật của công ty
+ Quyết định của Hội đồng quản trị về thay đổi người đại diện trong trường hợp không làm thay đổi nội dung trong Điều lệ công ty
+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về thay đổi người đại diện trong trường hợp làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty.
– Cơ quan giải quyết hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thay đổi người đại diện pháp luật có cần ký lại hợp đồng không?
Về hoạt động ký kết hợp đồng, người đại diện theo pháp luật đang ký với tư cách đại diện cho doanh nghiệp chứ không phải với tư cách cá nhân. Do đó, việc người đại diện theo pháp luật có thay đổi hay không cũng không có ảnh hưởng gì đối với giá trị các hợp đồng đã ký trước đó.
Ngoài ra thì Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:
” Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Theo đó, trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, công ty chỉ cần bổ sung bản phụ lục hợp đồng ghi nhận lại việc thay đổi người đại diện ký kết hợp đồng.
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Lệ phí giải quyết: 50.000 đồng/lần (theo biểu phí; lệ phí doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).
Công ty có thể lựa chọn các chức danh cho người đại diện theo pháp luật như sau:
Giám đốc công ty;
Tổng Giám đốc công ty;
Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – Đối với công ty cổ phần;
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc/Giám đốc – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Hoặc các chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy định pháp luật.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; thì công ty cổ phần và công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng; chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.