Bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức được các cơ quan nhà nước dùng làm căn cứ để xem xét, đánh giá, lựa chọn ra những cán bộ nào được đông đảo sự tin tưởng trong đơn vị. Thông thường, khi muốn chọn ra các chức danh, chức vụ quan trọng cho một bộ máy quản lý, đơn vị thông thường sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm để chọn lọc đối tượng phù hợp. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ là mẫu nào? Tải về Mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ tại đâu? Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ
QUỐC HỘI KHÓA … KỲ HỌP THỨ …. ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
(Đóng dấu của Quốc hội) | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU TÍN NHIỆM
Đối với …….(1)……..
(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)
STT | Họ và tên | Chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn | Mức độ tín nhiệm | ||
Tín nhiệm cao | Tín nhiệm | Tín nhiệm thấp | |||
1 | (2) | (3) | □ | □ | □ |
2 | □ | □ | □ | ||
… | □ | □ | □ |
Đại biểu Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (X) vào một trong ba ô đánh giá mức độ tín nhiệm đối với mỗi một người được lấy phiếu tín nhiệm.
Ghi chú:
(1) Tên các loại phiếu dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, cụ thể như sau:
– Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội.
– Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
– Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước.
– Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch nước.
– Phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ.
– Phiếu tín nhiệm đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
– Phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Phiếu tín nhiệm đối với Tổng Kiểm toán nhà nước.
(2) Ghi họ và tên của từng người được lấy phiếu tín nhiệm.
(3) Ghi đầy đủ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết này.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ
Bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức tổ chức bỏ phiếu đối với tập thể trong một đơn vị. Quy trình này đòi hỏi phải diễn ra một cách nghiêm ngặt, đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính công tâm, khách quan trong việc lựa chọn bổ nhiệm đối tượng phù hợp vào chức danh tương ứng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ có hình thức như thế nào. Sau đây, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Quy trình luân chuyển viên chức
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện như thế nào?
Sắp tới, cơ quan anh A sẽ tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm nhằm bổ nhiệm giám đốc mới thay thế cho người giám đốc cũ đã nghỉ hưu. Vì lần đầu tham gia bỏ phiếu tín nhiệm, anh A có nhiều thắc mắc liên quan đến quy trình này. Cụ thể, anh A băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, trong đó nêu rõ:
– Thời gian, địa điểm lấy phiếu tín nhiệm.
– Phương thức lấy phiếu tín nhiệm.
– Cách thức kiểm phiếu.
Tại Điều 9 Quy định 262-QĐ/TW quy định về quy trình ấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ khác như sau:
Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư:
– Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương, đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.
– Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; Ban Kiểm phiếu phát phiếu; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu.
– Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.
Đối với ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp:
Tiến hành tương tự như lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
Đối với các chức danh cán bộ khác:
– Cơ quan tổ chức, cán bộ chuẩn bị phiếu tín nhiệm và đề xuất Ban Kiểm phiếu.
– Phiếu tín nhiệm có danh sách cán bộ (thuộc đối tượng lấy tín nhiệm), tiêu chí lấy tín nhiệm và có dấu treo của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
– Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng của tổ chức, cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
– Ban Kiểm phiếu phát phiếu, dành thời gian cần thiết để hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu, báo cáo kết quả với hội nghị; niêm phong phiếu và bàn giao cho cơ quan tổ chức cán bộ quản lý, lưu giữ.
– Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản; 02 bản gửi cấp trên trực tiếp; 01 bản lưu tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị theo chế độ mật.
Căn cứ theo Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về quy trình lấy phếu tín nhiệm đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:
– Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin trung thực, chính xác về các nội dung lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và gửi đến cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ
– Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.
– Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
– Đề xuất ban kiểm phiếu.
Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
– Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.
– Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.
– Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
– Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.
– Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.
– Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
+ Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
+ Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 về Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ như sau:
– Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ.
+ Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
+ Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
– Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm
+ Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
Như vậy, Cách xác định phiếu hợp lệ trong sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định nêu trên.