Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Để xây dựng Đảng vững mạnh cần không ngừng chỉnh đốn, nâng cao chất lượng của đội ngũ Đảng viên cả về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. Những Đảng viên có hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật nghiêm minh. Trong đó, mẫu phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng là biểu mẫu được lập ra để lấy ý kiến của các thành viên trong việc có tiến hành thi hành kỷ luật các đảng viên vi phạm. Vậy theo quy định hiện hành, Mẫu phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật soạn thảo như thế nào? Phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật dùng để làm gì? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quy định 69-QĐ/TW năm 2022
Phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật dùng để làm gì?
Mẫu phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật là mẫu phiếu được lập ra để biểu quyết, xin ý kiến về việc thi hành kỷ luật. Mẫu phiếu nêu rõ các hình thức kỷ luật đặt ra…
Mẫu phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng là biểu mẫu được lập ra để lấy ý kiến của các thành viên trong việc có tiến hành thi hành kỷ luật tổ chức Đảng. Trong các hình thức được đưa ra trong mẫu phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, các thành viên sẽ đánh dấu tích vào hình thức kỷ luật mà mình lựa chọn.
Có mấy hình thức kỷ luật của Đảng hiện nay?
Theo quy định, Đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật như sau:
– Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
– Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng. Cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi giữ chức.
– Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên.
Lưu ý:
Đảng viên vi phạm chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật nếu thuộc các trường hợp quy định sau:
– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
– Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.
Tải về mẫu phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật
Dưới đây là mẫu Phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên mới nhất ban hành kèm theo Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022. Mời các bạn tham khảo:
Hướng dẫn điền phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật
- Đồng ý hình thức nào thì đánh dấu X vào ô tương ứng.
- Đảng viên không có chức vụ thì không ghi hình thức cách chức trong phiếu biểu quyết.
- Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng: Chỉ đưa vào phiếu khi đảng viên có nhiều chức vụ về Đảng, kể cả chức vụ ở nhiệm kỳ trước và hiện tại.
- Một chức vụ qua nhiều nhiệm kỳ: Cần ghi đủ từng nhiệm kỳ theo từng ô (để biểu quyết rõ việc cách chức một hay các nhiệm kỳ cụ thể).
- Đã đồng ý ở ô (4) thì không đánh dấu vào các ô (1), (2), (3) trong mục 4 (Cách chức).
Các tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm như sau:
Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật
- Đối với đảng viên
a) Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.
b) Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm; đe dọa, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.
c) Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu; cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
Điều này được hướng dẫn bởi tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
- Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật (Điều 6)
4.1. Tổ chức đảng, đảng viên vi phạm nhiều lần hoặc bị kỷ luật nhiều lần là vi phạm hoặc bị kỷ luật từ lần 2 trở lên, tính cả vi phạm hoặc bị kỷ luật trước đó về hành chính, đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.
4.2. Vi phạm có tổ chức là vi phạm có sự cấu kết, bàn bạc, thống nhất giữa những tổ chức đảng hoặc đảng viên cùng vi phạm.
Như vậy, tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật bao gồm các tình tiết theo quy định trên.
Các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm
Theo Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm như sau:
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng
a) Chủ động, kịp thời báo cáo vi phạm với tổ chức đảng cấp trên, thái độ kiểm điểm nghiêm túc, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với vi phạm.
b) Chủ động cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phản ánh đầy đủ, trung thực về vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục cơ bản, kịp thời hậu quả do vi phạm của tổ chức mình gây ra trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
d) Giúp tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý chính xác, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm. - Đối với đảng viên
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Theo đó, tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm gồm:
- Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 3 Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017, cụ thể như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:
– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Đây là nội dung được nêu tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng. Cụ thể: Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định
Mặc dù vậy, nếu Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng 01 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên. Khi nhận được khiếu nại, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Đảng viên biết.
Câu trả lời là có. Tại Điều 36 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm được quy định như sau:
– Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.