Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây là một tài liệu pháp lý được sử dụng để ghi nhận và xác nhận các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc xuất khẩu trái cây từ một quốc gia sang một quốc gia khác. Hợp đồng này giúp đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan bao gồm nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, và các bên liên quan khác hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong giao dịch xuất khẩu. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây giúp xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan, bao gồm nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Điều này giúp tránh những hiểu lầm và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản về sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán, vận chuyển, và các điều kiện khác được ghi nhận chi tiết trong hợp đồng, giúp các bên biết rõ trách nhiệm của mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU + “TÊN HÀNG HÓA”
Số: …../…../HĐMB
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ………………………… Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Công ty ……………………………………………………
Mã số thuế ..………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………………………………
Tài khoản số: ………………………………… Tại ngân hàng: ………………
Đại diện theo pháp luật: ………………..Chức vụ: .………………………
BÊN MUA (Bên B)
Công ty ……………………………………………………
Mã số thuế ..………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………………………………
Tài khoản số: ………………………………… Tại ngân hàng: ………………
Đại diện theo pháp luật: ………………..Chức vụ: .………………………
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với nội dung như sau:
Điều 1: Định nghĩa
Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:
“Điều kiện CIF” là……………………….
“Tài Liệu Liên Quan” là…………………
“Giá Trị Hợp Đồng” Là …………………
“Hàng Cung Cấp” bao gồm …………….
“Chứng từ không chuyển nhượng được” là……………………..
Điều 2: Phạm vi, đối tượng của hợp đồng
Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những hàng hóa với các thông tin và giá cả như sau:
– Tên hàng, Mã hiệu:…………………………………
– Nhà sản xuất:……………………………………….
– Nhà cung cấp:……………………………………..
– Số lượng và số chế tạo hàng hóa:…………………………….
– Chất lượng:………………………………………………….
– Xuất xứ nguồn gốc:………………………………………….
– Đóng gói:……………………………………………………….
– Giá cả:…………………………………………………………..
Điều 3: Giao hàng
Các bên có thể lựa chọn: Điều kiện giao hàng CIF + “Tên Địa điểm giao hàng” (giá hàng + bảo hiểm + chi phí vận chuyển) được diễn giải như trong Incoterms 2000.
Hai bên thỏa thuận về: thời gian giao nhận (nếu hàng hóa được giao nhận nhiều lần thì cần quy định thời gian cho từng lần); Địa điểm giao nhận (nếu hàng hóa được giao nhận nhiều lần thì cần quy định địa điểm cho từng lần); chi phí xếp dỡ; chi phí kiểm đếm
Bên cạnh đó, các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung sau:
Cảng xếp hàng:
Cảng đích:
Giao hàng từng phần: Được phép
Chuyển tải: Không được phép
Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng …… ( ngày) trước ngày tàu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: …..
Thông báo giao hàng: Trong vòng ……… ngày làm việc tính từ khi tàu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: …..
Điều 4: Bao gói và ký hiệu
4.1. Hàng hóa theo mô tả tại Điều 2 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu/nhập khẩu.
Tùy đặc điểm của từng loại hàng hóa mà các bên có thể thỏa thuận về cách bảo quản cụ thể hơn. Ví dụ như hàng hóa là thiết bị, phụ tùng bằng kim loại thì phải được bao bọc lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước để bảo vệ hàng hóa, ngăn chặn sự ăn mòn, hư hại.
4.2. Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.
– Người gửi hàng: ……………………………………………………………….
– Số hợp đồng: ………………………………………………………………….
– Số thư tín dụng: ……………………………………………………………….
– Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).
– Trọng lượng: tổng cộng/tịnh.
– Bộ phận số: …………………..
– Cảng đến: ………………………………………………….
– Người nhận hàng: ………………………………………………………………
– Kích thước: Dài x Rộng x Cao (cm).
4.3. Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo v.v… (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)
4.4. Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.
4.5. Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.
4.6. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 5: Thuê tàu/ đơn vị vận chuyển
Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tàu của các chủ tàu/ hoặc thuê đơn vị vận chuyển có uy tín trên thị trường. Đối với tàu biển
đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tàu không quá [….] năm Trong hợp đồng thuê tàu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tàu (người
chuyên chở) chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được bốc qua lan can tàu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin về Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền
Điều 6: Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản có thể áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là: Phương thức chuyển tiền (Remittance); Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits).
Tiến độ thanh toán cụ thể như sau:…………………………
Chứng từ phải xuất trình được trước khi thanh toán:
Thông thường, bên bán (bên xuất khẩu) phải xuất trình được các giấy tờ sau:
Phiếu đóng gói chi tiết;
Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng;
Giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất ấn hành, với lời cam kết bảo hành ……………………. Tháng…
Hợp đồng bảo hiểm
Thông báo giao hàng bằng telex/fax
Biên nhận đã gửi đến đơn vị vận chuyển (tàu vận chuyển) 01 bản gốc vận đơn đường biển và 02 bộ chứng từ không chuyển nhượng được, gửi trong vòng […] ngày sau khi xếp hàng lên tàu.
Biên nhận đã gửi qua đơn vị vận chuyển cho Bên mua bốn (04) bộ tài liệu kỹ thuật trong vòng [……] kể từ thời điểm mà các bên thỏa thuận
Các giấy tờ khác theo thỏa thuận của hai bên…
Điều 7: Lắp đặt và chạy thử
Đối với các loại hàng hóa, thiết bị cần phải chạy thử thì các bên sẽ thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ liên quan đến vấn đề này. Ví dụ như việc chạy thử với các máy móc, thiết bị kỹ thuật, thiết bị điện tử để kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Điều 8: Bảo hiểm và bảo hành
Bảo hiểm: Các bên thỏa thuận về công ty bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm….
Bảo hành: Các bên tự thỏa thuận về điều kiện bảo hành, thời gian bảo hành, nội dung bảo hành đối với hàng hóa, các trường hợp không bảo hành…..
Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Theo đó các bên có những trách nhiệm cơ bản sau:
– Trách nhiệm của bên nhập khẩu (bên mua) trong hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng nhập khẩu:
Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.
– Trách nhiệm của bên xuất khẩu (bên bán) trong hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng nhập khẩu:
Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên mình cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.
Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của hợp đồng theo thỏa thuận.
Trách nhiệm bảo hành hàng hóa theo các thỏa thuận tại hợp đồng này.
Điều 10: Chấm dứt hợp đồng
Hai bên thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ như:
Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng chấm dứt do tình trạng bất khả kháng kéo dài (…. Tháng), không khắc phục được, dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng.
Điều 11: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Hai bên thỏa thuận về các trường hợp vi phạm hợp đồng mà khi một bên vi phạm chịu một mức phạt theo thỏa thuận của hai bên. Các trường hợp vi phạm như bên bán không giao hàng đúng thời gian, số lượng,…bên mua không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng,…
Trong trường hợp một bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì bên gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với mức thiệt hại do mình gây ra.
Điều 12: Trường hợp bất khả kháng
Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện này bao gồm nhưng không giới hạn bởi: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh….
Bên nào gặp trường hợp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong một khoảng thời gian kể từ ngày xảy ra bất khả kháng
Trong trường hợp một trong hai bên hợp đồng không thể thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận là kéo dài [thời gian] tháng liên tục kể từ ngày xảy ra, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ phi hai bên đồng ý khác đi sau đó.
Điều 13: Sửa đổi hợp đồng
Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp
Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải, thương lượng giữa các bên.
Trường hợp các bên thương lượng, hòa giải mà không có kết quả thì vụ việc được đưa ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) để giải quyết. Mọi chi phí phát sinh do giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.
Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.
Phán quyết của Trọng tài/ Tòa án là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.
Điều 15: Luật điều chỉnh hợp đồng
Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 16: Không chuyển nhượng
Bên Bán không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Mua. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi.
Điều 17: Quy định chung
1. Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.
2. Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo.
3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … tháng … năm….
4. Hợp đồng được lập thành … bản bằng Tiếng Việt và …. Bản bằng Tiếng Anh (hoặc tiếng khác). Mỗi bên giữ …. Bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải về mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và thực hiện giao dịch xuất khẩu. Mẫu hợp đồng cung cấp thông tin chi tiết về loại trái cây, số lượng, chất lượng, và đóng gói, giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của bên mua và phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch xuất khẩu. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc vấn đề phát sinh, hợp đồng có thể được sử dụng làm tài liệu chứng minh và cơ sở giải quyết.
Tải về mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây tại đây:
Nguyên tắc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới là gì?
Nguyên tắc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới là những quy định và hướng dẫn nhằm đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, và tuân thủ pháp luật. Những nguyên tắc này thường được quy định bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản:
Theo quy định tài khoản 2 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thì:
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa
Theo đó, cửa khẩu biên giới là địa điểm các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền. Cửa khẩu biên giới bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Về hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, tại Điều 5 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
– Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, đó là:
“Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập; cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (sau đây gọi chung là cửa khẩu biên giới).
1. Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới”.
Như vậy, người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải tuân thủ các nguyên tắc xuất, nhập khẩu qua biên giới theo quy định trên. Trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xuất, nhập khẩu qua biên giới trái với các nguyên tắc này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nhóm đối tượng phải làm thủ tục hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
+ Ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
+ Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì các trường hợp sau đây được phép lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;
+ Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
+ Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP;
+ Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử
+ Hàng hóa khác theo quy định của Bộ Tài Chính.