Hợp đồng xuất khẩu gạo là văn bản xác nhận việc mua bán nguyên liệu gạo tại Việt Nam với đơn vị đại diện nước ngoài sau khi đã ký kết thỏa thuận mua bán hàng hóa. Mẫu hợp đồng ghi rõ thông tin của hai bên, nội dung của hợp đồng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về mẫu hợp đồng xuất khẩu gạo.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
+) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
+) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thôngvà có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
- Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.
Hướng dẫn làm hợp đồng xuất khẩu gạo
– Phần đầu thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng thì yêu cầu ghi đầy đủ thông tin, dữ liệu giống như những giấy tờ gốc có liên quan.
– Phần nội dung:
Tên của sản phẩm xuất khẩu là gạo tùy thuộc vào bên mua yêu cầu đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về quy cách của sản phẩm vào phần quy cách trong hợp đồng. Số lượng của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bên mua. Về phần đóng gói hàng hóa cũng cần phải ghi rõ ràng cách đóng gói và vật liệu đóng gói là gì.
Về cách giao hàng thì có thể chia số lượng hàng hóa ra để vận chuyển, hai bên thương lượng về số lượng mỗi lần vận chuyển. Giá cả vận chuyển cũng là một phần quan trọng. Các bên tham gia hợp đồng sẽ thỏa thuận mức giá phù hợp với giá cả của thị trường. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng ngay không hủy ngang.
Trước khi giao hàng thì người mua có quyền kiểm tra lại hàng hóa, nếu có vấn đề gì sẽ báo lại cho bên xuất khẩu
Vấn đề bảo hiểm sẽ do bên mua chịu.
Khi hai bên có xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện có thể tự hòa giải nhưng khi không thể hòa giải được thì có thể đưa ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Khi giải quyết bằng hình thức trọng tài thì cần ghi rõ tên trọng tài và cơ quan trọng tài.
Những điều kiện về giao hàng thì hai bên cần làm rõ thời gian xếp hàng hóa khi giao hàng ở cảng; mọi loại thuế tại cảng sẽ do bên nào chịu. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định về thuê tàu tại cảng.
Điều luật áp dụng cũng cần phải được đề đến trong bản hợp đồng. Các bên có thể tự do thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hàng hóa trong hợp đồng.
Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về hình thức và các điều khoản trong hợp đồng phải đúng theo quy định của pháp luật. Cần viết chính tả, đối với bản tiếng Anh cần dùng đúng thuật ngữ chuyên ngành để tránh sai sót dẫn đến những tranh chấp hay có những hành vi vi phạm hợp đồng.
Tải xuống mẫu hợp đồng xuất khẩu gạo
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ, thủ tục thành lập Công ty xuất khẩu lao động năm 2022
- Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
- Bị đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, gạo ST25 của Việt Nam có nguy cơ bị ”cướp” trắng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng xuất khẩu gạo”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 197/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 197/2018/NĐ-CP: 01 bản chính
(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân
(3) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thương nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ đã nêu ở mục II.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thương nhân có thể chọn nộp hồ sơ theo các cách sau:
– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương. Địa chỉ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
– Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Bộ Công Thương theo địa chỉ trên.
– Cách 3: Nộp hồ sơ trực tuyến trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.