Người lao động cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Vậy mẫu hợp đồng với người cao tuổi như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn mẫu hợp đồng nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động là gì?
Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 đã định nghĩa về hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến các yếu tố việc làm có trả công, trả lương; điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Cùng với đó, dù không trực tiếp đặt tên là hợp đồng lao động nhưng lại có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng.
Quy định này được đặt ra nhằm tránh trường hợp các bên trốn các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật bằng cách dùng tên gọi khác như hợp đồng thời vụ, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyên gia,… nhưng lại mang tính chất của hợp đồng lao động.
Cũng theo khoản 2 Điều này, các bên sẽ phải ký hợp đồng lao động trước khi người sử dụng lao động nhận người lao động vào làm việc.
Các loại hợp đồng lao động đang áp dụng hiện nay.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động chỉ gồm 02 loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Cụ thể:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Có thể thấy, pháp luật đã căn cứ vào thời hạn để chia hợp đồng thành loại có thời hạn và không xác định thời hạn. Theo đó, các bên sẽ căn cứ vào nhu cầu về việc làm mà ký hợp đồng lao động phù hợp. Nếu chỉ có nhu cầu làm việc trong thời gian từ 03 năm trở xuống thì ký hợp đồng xác định thời hạn. Còn nếu dài hơn thời gian 03 năm thì có thể ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi là gì?
Khi đến tuổi theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hưu đồng thời khi tham gia đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Nhưng không phải ngươi lao động nào khi đủ điều kiện nghỉ hưu, hết độ tuổi lao động đều nghỉ việc mà nhiều người lao động vẫn tiếp tục đi làm để kiếm thêm thu nhập.
Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định. Theo đó người lao động cao tuổi là người sau khi đủ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục đi làm trong điều kiện bình thường.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật Lao động mới sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
Như vậy, Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động với người cao tuổi là sự thỏa thuận giữa NLĐ cao tuổi và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Xem trước và tải xuống Mẫu hợp đồng với người cao tuổi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thế nào là hành vi thống lĩnh thị trường?
- Nghỉ ốm trong thời gian thử việc có được hưởng chế độ ốm đau?
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Hợp đồng xác định thời hạn ký tối đa mấy lần
- Điều kiện thuê người lao động cao tuổi theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mẫu hợp đồng với người cao tuổi”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 148 BLLĐ quy định: Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Theo đó, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận chọn rút ngắn thời gian làm việc hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Như vậy, so với người lao động thông thường, người lao động cao tuổi sẽ được làm việc trong thời gian ngắn hơn.
Vấn đề này được quy định tại Khoản 3 Điều 149 BLLĐ 2019 như sau:
Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
…….
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, thông thường, doanh nghiệp sẽ không được thuê người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người đó. Tuy nhiên nếu đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc này.
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.