Hợp đồng cho thuê nhà là một trong những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về: Mục đích cho thuê nhà (để ở, kinh doanh …), giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang nhà ở,… Mời bạn xem trước và tải xuống Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, văn bản hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
Đặc điểm của hợp đồng?
Ở phần trên của bài, chúng ta đã được giải đáp về Hợp đồng là gì? Ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm của hợp đồng có những đặc điểm như thế nào?
+ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong văn bản hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.
+ Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
+ Mục đích của văn bản hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Cấu trúc của hợp đồng.
Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên và có giá trị ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi thỏa thuận này đã được xác lập. Về cơ bản cấu trúc của hợp đồng thường có:
– Quốc hiệu tiêu ngữ; căn cứ pháp luật; tên hợp đồng; thông tin chi tiết của các bên;
+ Quốc hiệu tiêu ngữ là thông tin thường có trong hợp đồng
+ Tên hợp đồng: tùy thuộc vào loại hợp đồng thì sẽ có tên hợp đồng cụ thể khác nhau: Ví dụ: Hợp đồng thương mại; hợp đồng nguyên tắc; hợp đồng kinh tế;…
– Nội dung của hợp đồng;
– Chữ ký của các bên; phụ lục hợp đồng.
Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Một số lưu ý khi làm hợp đồng thuê nhà kinh doanh.
Điều kiện đối với các bên tham gia hợp đồng
Theo Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể của hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh bao gồm: bên thuê và bên cho thuê.
– Đối với cá nhân: là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mất năng lực hành vi dân sự.
Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể tự mình xác lập và thực hiện hợp đồng nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Đối với pháp nhân, hộ gia đình: hợp đồng thuê nhà phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân.
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là loại hợp đồng thuê tài sản. Vì vậy, các bên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Ví dụ:
– Bên cho thuê có các quyền:
+ Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại của pháp luật.
+ Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết…
– Bên cho thuê có các nghĩa vụ:
+ Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng;
+ Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;
+ Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận…
– Bên thuê có các quyền sau:
+ Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;
+ Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý;
+ Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
+ Được yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng….
– Bên thuê có các nghĩa vụ:
+ Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;
+ Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;
+ Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra…
Nội dung của hợp đồng
Các bên tham gia hợp đồng có thể tự do thỏa thuận các điều khoản miễn sao phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong hợp đồng cần phải có các điều khoản cơ bản như:
– Thông tin của các bên như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân , địa chỉ thường trú của bên cho thuê và bên thuê.
– Đối tượng của hợp đồng thuê nhà kinh doanh
– Giá thuê trong hợp đồng thuê nhà
– Thời hạn thuê
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp thuê
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
– Cam đoan của các bên.
Hợp đồng thuê nhà kinh doanh có cần công chứng không?
Trước đây, Bộ luật Dân sự 2005 có quy định bắt buộc công chứng, chứng thực đối với Hợp đồng thuê nhà ở. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời, quy định này đã toàn được bãi bỏ.
Vì vậy, Hợp đồng thuê nhà ở với mục đích kinh doanh cũng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy thuộc theo nhu cầu của các bên.
Mức phí công chứng Hợp đồng thuê nhà sẽ căn cứ vào tổng số tiền thuê. Cụ thể được quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Giấy xác nhận không tiền án tiền sự có thời hạn bao lâu?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, cấp phép bay flycam, Thành lập công ty trọn gói giá rẻ, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, bao gồm:
+ Loại hợp đồng song vụ: là loại hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ như nhau đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
+ Loại hợp đồng đơn vụ: đây là loại hợp đồng mà chỉ có một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
+ Loại hợp đồng chính: là loại hợp đồng mà hiệu lực không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
+ Loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: đây là hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết trong hợp đồng đều phải tham gia thực hiện nghĩa vụ và người hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba trong hợp đồng.
+ Loại hợp đồng có điều kiện: là loại hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc có sự kiện nhất định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng khi giao kết hợp đồng
Số lượng, chất lượng
Giá và phương thức thanh toán
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Trách nhiệm trong trường hợp các bên nếu vi phạm hợp đồng
Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra