Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng thường gặp hợp đồng khoán hay thuê khoán. Hợp đồng này nhằm giao kết việc thuê khoán một đơn vị thực hiện xây dựng cho một công trình được thực hiện theo nguyên tắc là bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng thuê khoán tài sản dưới đây.
Khái niệm hợp đồng thuê khoán tài sản
Thuê khoán là giao tài sản cho người khác, để người thuê sử dụng, khai thác và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong suốt thời gian thuê. Người thuê sử dụng như thế nào, đầu tư ra sao là tùy thuộc vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình và được bên cho thuê chấp nhận. Bên cho thuê sẽ nhận tiền, nhận lại tài sản thuê khi hết hạn thuê.
Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán theo Điều 484 Bộ luật dân sự 2015:
“Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản
Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, có thể chia hợp đồng thuê khoán thành ba nhóm như sau:
– Hợp đồng thuê đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác: Với các hợp đồng này, ngoài sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 thì còn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 2013. Đây là những đối tượng đặc biệt vì nó không thuộc sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, nếu đối tượng của hợp đồng thuê khoán là các tài sản nói trên thì một bên trong hợp đồng phải là cơ quan Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài sản đó. Vậy hợp đồng thuê khoán có đối tượng là đất đai khác hợp đồng thuê quyền sử dụng đất như thế nào? Với hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, bên cho thuê phải là người được Nhà nước giao đất hoặc được người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Với hợp đồng cho thuê khoán tài sản mà đối tượng thuê là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì bên cho thuê phải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất (Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng với từng đối tượng cụ thể). Như vậy, hợp đồng mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, nhà máy, trang trại…xét về bản chất là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản.
– Hợp đồng thuê cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng trang thiết bị cần thiết còn chịu thêm sự điều chỉnh của một số luật như Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đấu thầu 2013…
– Hợp đồng thuê súc vật: Được Bộ luật dân sự 2015 quy định một cách khá chi tiết và cụ thể.
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán
Bên cho thuê khoán và bên thuê khoán. Bên cho thuê khoán thường là chủ sở hữu tài sản thuê, nhưng cũng có nhiều trường hợp, xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thuê khoán, bên cho thuê có thể là người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Còn bên thuê khoán tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
– Tùy thuộc từng đối tượng thuê khoán cụ thể, bên cho thuê khoán có thể là các chủ thể khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì theo quy định tại Luật đất đai 2013 bên cho thuê sẽ là: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thuê đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho thuê đất với hộ gia đình, cá nhân; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công xã.
+ Với các đối tượng là các tư liệu sản xuất khác như: nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh thì bên cho thuê là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Đó là các chủ thể kinh doanh như: hợp tác xã, các loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…
+ Đối tượng thuê là gia súc thì bên cho thuê phải là chủ sở hữu hợp pháp của gia súc đó, hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền giao kết.
– Bên thuê khoán: bên thuê khoán cũng có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, tổ hợp tác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do pháp luật quy định và có nhu cầu thuê tài sản đều có thể trở thành một bên chủ thể của hợp đồng thuê khoán.
Riêng với hợp đồng thuê khoán mà đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì pháp luật về đất đai quy định cụ thể các đối tượng được thuê đất. Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì các đối tượng được thuê đất đó là:
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Tải xuống mẫu hợp đồng thuê khoán tài sản
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể 2021
- Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên gia
- Mẫu hợp đồng thuê nhà ở thương mại
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê khoán tài sản”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thuê khoán. Theo tinh thần của Bộ luật thì các bên có thể giao kết hợp đồng thuê khoán dưới hình thức lời nói hay văn bản. Tùy từng đối tượng cụ thể và những trường hợp nhất định mà pháp luật sẽ quy định hình thức của hợp đồng. Với đối tượng của hợp đồng thuê khoán là bất động sản, đây là loại tài sản chịu sự giám sát, kiểm tra rất khắt khe của Nhà nước, pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Ðiều 485 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn thuê khoán:
“Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.”
Khi thực hiện hợp đồng thuê khoán, các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự 2015:
– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
– Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.