Trong quá trình xây dựng nhà ở hay xây dựng thương mại, việc ký kết hợp đồng xây dựng là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng rất quan trọng trong xây dựng vì nó liên quan đến số tiền lớn và đòi hỏi người viết hợp đồng phải luôn có những điều khoản hợp lý để tránh xảy ra tranh chấp và những rắc rối chung. Hợp đồng xây dựng hoặc thi công xây dựng công trình phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về mẫu hợp đồng xây dựng. Mời độc giả quan tâm theo dõi.
Hợp đồng xây dựng công trình là gì?
Hợp đồng thi công xây dựng công trình được xem tương tự như một loại hợp đồng dân sự, thông tin trong hợp đồng cũng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, hợp đồng được soạn thảo để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên tham gia. Song trong hợp đồng sẽ chi phối nhiều hơn bởi quy định pháp luật về lĩnh vực xây dựng.
Theo quy định pháp luật tại Luật xây dựng năm 2014 cũng có ghi nhận hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng dân sự; hợp đồng được soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận bằng văn bản; được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trrong hoạt động về đầu tư xây dựng.
Tạm dừng, chấm dứt hợp đồng xây dựng công trình
Một bên có quyền quyết định tạm dừng thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhưng phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà việc tạm dừng thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì tùy theo mức độ thiệt hại chứng minh được, bên tạm dừng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Khi một phần khối lượng công việc của hợp đồng bị tạm dừng thì các phần khác vẫn có hiệu lực theo hợp đồng.
Nếu trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tạm dừng thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng của một Bên (Bên tạm dừng) do lỗi của Bên kia gây ra mà Bên kia không trả lời hoặc không có biện pháp để giải quyết, khắc phục thì Bên tạm dừng có quyền:
Đề nghị gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng;
Đề nghị chấm dứt việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng và được thanh toán các khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng.
Tải xuống mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở, công trình xây dựng mới năm 2022
- Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình
- Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Giải thể công ty, tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ bảo hộ logo công ty, Trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp,…dịch vụ giải thể công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.
Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:
Hợp đồng tư vấn xây dựng;
Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay;
Hợp đồng xây dựng khác.
Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
Hợp đồng trọn gói;
Hợp đồng theo đơn giá cố định;
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
Hợp đồng theo thời gian;
Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
Hợp đồng theo giá kết hợp;
Hợp đồng xây dựng khác;
Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.
Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.