Xin chào Luật sư X. Tôi là Mai Hoa, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Tĩnh. Tôi có một thắc mắc cần được giải đáp như sau: Vì tôi hàng ngày đều phải đi bus đến chỗ làm, chú tôi rất quý tôi nên muốn cho tôi một chiếc xe máy để tiện đi lại. Nhưng tôi được biết rằng nếu tặng cho như vậy thì chú và tôi sẽ phát sinh hợp đồng tặng cho tài sản. Tuy nhiên, do hai chú cháu hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên không biết mẫu hợp đồng tặng cho tài sản như thế nào? Vậy nên rất mong Luật sư X có thể cung cấp thông tin cho tôi về vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết “Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản năm 2023”, mời bạn đọc tham khảo.
Hiểu như thế nào về hợp đồng tặng cho tài sản
Trên thực tế, trường hợp tặng cho tài sản xảy ra khá phổ biến. Tặng cho tài sản sẽ làm phát sinh một hợp đồng giữa bên tặng cho và bên được tặng cho tài sản. Đây là hợp đồng sẽ có những đặc điểm riêng biệt so với các loại hợp đồng khác. Vậy, hiểu thế nào về hợp đồng tặng cho tài sản một cách đúng nhất, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ ttả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng cho nhận tài sản thì khi đó quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy, mọi thoả thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
Đối tượng và hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản là gì: động sản hay bất động sản. Và hình thức của hợp đồng này như thế nào: nói miệng hay bắt buộc phải bằng văn bản? Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi nội dung của bài viết dưới đây do Luật sư X cung cấp thông tin nhé.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản (Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015), cũng có thể là bất động sản (Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015). Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nêu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đôi tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất. Khi tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật đất đai (rất hạn chế tặng cho – xem nội dung về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong mục N Chương này).
Quyền và nghĩa vụ của các bên tặng cho tài sản
Có nhiều trường hợp tặng cho xảy ra trên thực tế. Nhưng vẫn còn tồn tại câu hỏi về quyền và nghĩa của của bên tặng cho và bên được tặng cho như thế nào. Khi tặng cho thì bên được tặng cho có bắt buộc phải có nghĩa vụ nhận hay không? Hay bên tặng cho cần có nghĩa vụ gì khi giao tài sản. Để giải đáp điều đó, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây.
Bên tặng cho
Bên tặng cho là người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Khi tặng cho, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho để tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản một cách tốt nhất, lường được trước những hậu quả khi sử dụng tài sản được tặng cho, tránh được những thiệt hại có thể xảy ra.
Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu điều kiện phải thực hiện là một nghĩa vụ trước khi giao tài sản mà sau khi bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện đó thì bên tặng cho phải chuyển giao tài sản tặng cho. Nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải bồi thường những chi phí, công sức mà bên được tặng cho đã thực hiện hoặc chi phí đã bỏ ra.
Trường hợp bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sau khi được tặng cho mà không thực hiện điều kiện đó, phải hoàn trả tài sản tặng cho mà mình đã nhận (Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015). Thời điểm chấm dứt hợp đồng tặng cho ttong Trường hợp này được xác định khi bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện của hợp đồng.
Bên được tặng cho
Sau khi thoả thuận xong về nội dung cơ bản của hợp đồng tặng cho, bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho.
Việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu tài sản đăng kí quyền sở hữu thì người được tặng cho phải đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền.
Đối với tặng cho động sản, trước khi tặng cho, các bên dù thoả thuận, bên được tặng cho đã đồng ý nhận tài sản nhưng sau khi lập hợp đồng, bên được tặng cho có quyền từ chối nhận tài sản vì hợp đồng chưa có giá trị pháp lí. Trong khi thực hiện hợp đồng, bên được tặng cho vẫn có quyền không nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho chấm dứt khi bên được tặng cho nhận tài sản.
Đối với tặng cho bất động sản mà hợp đồng đã được lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản chưa được chuyển giao mà bên tặng cho chết thì hợp đồng chấm dứt, bởi vì chỉ có bên tặng cho mới có quyền chuyển giao tài sản.
Có trường hợp tặng cho bất động sản phải đăng kí, hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, các bên đã thực hiện hợp đồng, bên tặng cho đã chuyển giao tài sản mà bên tặng cho chết và bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng chưa kịp làm thủ tục trước bạ sang tên. Nếu xét về bản chất của sự việc thì các bên đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy vậy, về pháp lí, việc đăng kí là một thủ tục để Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu cho bên được tặng cho. Do vậy, bên được tặng cho chưa có quyền sở hữu tài sản tặng cho, vì hợp đồng chưa có hiệu lực (Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015).
Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tặng cho tài sản có điều kiện. Đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Tuy nhiên, điều kiện mà bên tặng cho đưa ra không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Nếu một người phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được tặng cho mà người này đã hoàn thành nghĩa vụ theo yêu cầu nhưng bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản. Nếu người được tặng cho không thể trả lại tài sản tặng cho do tài sản đã bị tiêu huỷ, hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại.
Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản năm 2023
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện công nhận quyền sử dụng đất quy định chi tiết
- Ý nghĩa, vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Hợp đồng đã được hoàn thành;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
– Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.