Tặng cho không có điều kiện là hành động mà một người chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác mà không yêu cầu bất kỳ điều kiện hay nghĩa vụ nào từ người nhận. Nói cách khác, người nhận tài sản không phải làm bất cứ điều gì để đổi lấy tài sản đó. Trong đó, hợp đồng tặng cho không có điều kiện được sử dụng phổ biến trong các trường hợp như tặng cho tài sản giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa bạn bè mà không mong đợi điều kiện hay lợi ích gì từ người nhận. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách soạn thảo Hợp đồng tặng cho không có điều kiện như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu hợp đồng tặng cho không có điều kiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Số: … /2018/HĐTCTS
Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ …
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại …, chúng tôi gồm có:
Bên tặng cho tài sản (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
(Trường hợp bên tặng cho hoặc bên được tặng cho tài sản là cá nhân thì được ghi như sau):
Họ và tên: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: …
Email: …
Bên được tặng cho tài sản (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng tặng cho tài sản với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
1. Tài sản tặng cho của bên A:
Tên tài sản: …
Chủng loại tài sản: …
Số lượng tài sản: …
Chất lượng tài sản: …
2. Tài sản tặng cho thuộc quyền sở hữu của bên A theo giấy … (ghi giấy tờ và các thông tin liên quan chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên A).
3. Giá trị của tài sản tặng cho là: … đồng (Bằng chữ: …).
Điều 2. Giao và chuyển quyền quyền sở hữu tài sản tặng cho
1. Bên A có nghĩa vụ giao tài sản tặng cho nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản cho bên B vào ngày …/ …/ …
2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trách nhiệm nộp tiền thuế, phí và lệ phí
Tiền thuế, phí và lệ phí liên quan đến việc tặng cho tài sản theo hợp đồng này do bên B chịu trách nhiệm nộp tại cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chi phí khác
Chi phí vận chuyển tài sản tặng cho và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản tặng cho do bên B chịu trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 5. Cam đoan của các bên
1. Bên A cam đoan:
– Thông tin về nhân thân, tài sản tặng cho ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Tài sản thuộc trường hợp được tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản tặng cho không có tranh chấp; Tài sản tặng cho không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản tặng cho, cũng như các khuyết tật của tài sản tặng cho tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.
Điều 6. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các thoả thuận khác
Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
BÊN B (Chữ ký, họ tên và đóng dấu) … | BÊN A (Chữ ký, họ tên và đóng dấu) … |
Tải về mẫu hợp đồng tặng cho không có điều kiện
Hợp đồng tặng cho không có điều kiện thường phải được lập thành văn bản và có thể cần phải được công chứng hoặc chứng thực tùy theo loại tài sản và quy định pháp luật địa phương. Hợp đồng tặng cho không có điều kiện giúp chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác một cách hợp pháp và rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người nhận tài sản. Tải về mẫu hợp đồng tặng cho không có điều kiện tại đây:
>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về xử lý chất thải nguy hại
Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng tặng cho nhà đất
Hợp đồng tặng cho nhà đất giúp chuyển quyền sở hữu nhà đất từ người tặng cho sang người nhận một cách hợp pháp và minh bạch. Hợp đồng này thường được sử dụng trong các gia đình để chuyển giao tài sản giữa các thế hệ, giảm thiểu các tranh chấp về thừa kế. Người nhận nhà đất có thể sử dụng tài sản này để cải thiện điều kiện sống, đầu tư kinh doanh hoặc làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngân hàng.
Các bên có thể sử dụng các mẫu Hợp đồng tặng cho nhà đất có sẵn sau đó tải về và điền thông tin đồng thời có thể thay đổi một số thông tin sao cho phù hợp. Khi lập hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở cần chú ý các nội dung sau:
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:
- Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
- Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
- Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện)
– Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;
– Điều kiện của nhà ở tham gia hợp đồng tặng cho nhà được quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014.
Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),…;
– Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: Quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà; các hạn chế về kiến trúc và xây dựng;
– Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;
– Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc lệ phí thì ghi rõ bên nào nộp, số lượng nộp;
– Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu.
Ở phần yêu cầu công chứng hợp đồng:
– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng;
– Trong dấu ngoặc đơn ghi ngày tháng năm bằng chữ, nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì ghi giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn;
– Ghi địa điểm thực hiện công chứng;
– Ghi chủ thể hợp đồng là cá nhân giao kết; nếu có bên nào đó gồm từ 2 người trở lên, thì lần lượt ghi họ tên, giấy tờ tùy thân của từng người;
– Nếu có bên là tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức đó và ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng tặng cho không có điều kiện”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hình thức hợp đồng tặng cho:
1. Hợp đồng tặng cho có đối tượng hợp đồng là động sản có thể lập dưới hình thức bằng miệng, bằng văn bản, có thể công chứng, chứng thực bằng văn bản do các bên tự thỏa thuận.
2. Hợp đồng tặng cho có đối tượng hợp đồng là bất động sản thì:
– Hình thức bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí ( nếu là bất động sản phải đăng kí theo quy định pháp luật).
– Hình thức không bắt buộc lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí ( nếu là bất động sản không phải đăng kí theo pháp luật).
3. Hợp đống tặng cho có đối tượng hợp đồng là quyền sở hữu:
– Nếu là quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản có công chứng, chứng thực.(điểm a khoản 3 điều 167 luật đất đai 2013)
Căn cứ Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.