Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có đầy đủ điều kiện để có thể sống và làm việc tại nhà trên cơ ngơi là trụ sở chính hay trụ sở công ty do tính chất công việc và tính chất kinh doanh của chúng ta. Trong trường hợp đó, bạn không còn cách nào khác là thuê hoặc thuê nhà của người khác để ở làm trụ sở chính hoặc văn phòng công ty. Tương tự với việc cho thuê, nếu hai người thuê nhà để ở, làm văn phòng… thì phải lập thành văn bản. Hợp đồng thế chấp tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay cho phép bên vay sử dụng tài sản trong một thời hạn xác định mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống file word trong bài viết “Dowload mẫu hợp đồng mượn nhà mới năm 2023” dưới đây nhé!
Hợp đồng mượn nhà là gì?
Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền. Hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được, bên mượn phải trả ại tài sản đó.
Như vậy, hợp đồng mượn nhà khác hoàn toàn với các loại hợp đồng phát sinh lợi ích khác là hợp đồng này không phát sinh lợi ích vật chất giữa các bên với nhau.
Đối tượng của hợp đồng
Đối với hợp đồng mượn nhà, đối tượng của hợp đồng vẫn giống như các loại hợp đồng về nhà ở khác. Theo đó, đây phải là ngôi nhà chưa được sử dụng vào mục đích: cho thuê, mua bán, tặng cho, thế chấp…
Đặc biệt, theo 118 Luật Nhà ở 2014, cho mượn nhà thuộc một trong các trường hợp không cần có Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, nên có đầy đủ giấy tờ.
Ngoài ra, còn cần phải mô tả thông tin về nhà đất cụ thể trong Hợp đồng như: diện tích, địa chỉ, số tầng, hiện trạng thực tế của căn nhà
Các bên trong hợp đồng cho mượn nhà
Bên cho mượn nhà:
Bắt buộc phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà cho mượn.
Ngoài ra, có thể là cá nhân, vợ chồng hoặc hộ gia đình. Trong mọi trường hợp đều cần phải ghi đầy đủ các thông tin về nhân thân như:
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, cơ quan cấp, ngày được cấp
- Địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc, số điện thoại…
Bên mượn nhà:
Cũng như bên cho mượn, bên mượn nhà có thể là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình hoặc công ty.
Khi bên mượn nhà là công ty thì ghi rõ thông tin của công ty cùng với người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn nhà ở
Bước 1: Các bên giao kết hợp đồng cùng có mặt tại Phòng công chứng và nộp phiếu yêu cầu công chứng. Nếu một trong những người yêu cầu công chứng hợp đồng mượn nhà ở (HĐ) ở trong tình trạng già yếu không thể đi lại được hoặc đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở Phòng công chứng được thì có thể đề nghị Công chứng viên (CCV) đến tại nơi ở của người đó để thực hiện công chứng HĐ.
Bước 2: Công chứng viên (CCV) tiến hành việc kiểm tra nhân thân, năng lực hành vi của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng; Kiểm tra các giấy tờ cần thiết, liên quan đến việc giao kết hợp đồng và tình trạng pháp lý của nhà ở cho mượn.
Bước 3: CCV đọc HĐ cho các bên giao kết hợp đồng nghe hoặc yêu cầu các bên giao kết tự đọc HĐ. Nếu cần chỉnh sửa, bổ sung thì các bên tự thực hiện hoặc yêu cầu CCV chỉnh sửa (nếu HĐ do CCV soạn thảo).
Bước 4: Các bên giao kết ký hợp đồng, CCV chứng nhận HĐ.
Bước 5: Đóng dấu vào HĐ, thu phí công chứng và trả HĐ đã được công chứng.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng số …
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
HĐ đã được soạn thảo sẵn, nếu không tự soạn thảo được thì đề nghị CCV soạn thảo.
Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn gía trị sử dụng của các chủ thể giao kết hợp đồng.
Giấy chứng nhận nhà ở (bất động sản)Trường hợp nhà ở cho mượn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu phải nộp các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh quyền sở hữu tài sản.
- Trường hợp đã có hợp đồng chuyển dịch nhà ở hợp pháp nhưng chưa được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nay muốn cho mượn còn phải xuất trình kèm theo biên lai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và biên lai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
- Trường hợp bên cho mượn nhà ở là người thừa kế còn phải xuất trình kèm theo một trong các loại văn bản như: Văn bản phân chia di sản hoặc Văn bản khai nhận di sản.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng là người đại diện theo ủy quyền còn phải nộp văn bản ủy quyền.
Các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh nhà ở cho mượn thuộc quyền sở hữu của cá nhân nếu Giấy chứng nhận quyền hữu nhà ở chỉ ghi tên một người.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Ngay trong buổi làm việc; nếu nộp hồ sơ sau 10g30ph buổi sáng thì trả kết quả sang buổi chiều và nộp hồ sơ sau 16 giờ thì trả kết quả sang ngày làm việc hôm sau.(Không tính thời gian xác minh làm rõ những trường hợp cần phải kiểm tra)
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng công chứng số …
b) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan: Công an, UBND xã, phường, thị trấn; Tài nguyên Môi trường…. khi cần phải xác minh hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến việc công chứng hợp đồng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng cho mượn nhà.
Hướng dẫn mẫu hợp đồng mượn nhà mới năm 2023
Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 hợp đồng mượn nhà ở phải lập thành văn bản và có các thông tin sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó
- Thời hạn cho mượn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác (nếu có)
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Dowload mẫu hợp đồng mượn nhà mới năm 2023
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại cập nhật mới năm 2023
- Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu như thế nào?
- Hợp đồng hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu hợp đồng mượn nhà mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giải thể công ty Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Trong một hợp đồng, quy định về thay đổi, chấm dứt hợp đồng mượn nhà là quy định quan trọng không kém. Theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp chấm dứt hợp đồng mượn nhà bao gồm:
Thời hạn cho mượn đã hết.
Nhà ở cho mượn không còn.
Bên mượn chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
Nhà ở cho mượn có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải toả, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo thoả thuận của các bên
Vì vậy, phải ghi rõ thời hạn, lý do chấm dứt hợp đồng để tránh các phát sinh tranh chấp xảy ra.
Trong bất kỳ hợp đồng nào, các khoảng thời gian luôn phải được ưu tiên và ghi rõ ràng, tránh xảy ra sự cố nhầm lẫn. Trong hợp đồng mượn nhà cũng thế. Về các khoảng thời gian thì nên ghi rõ bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị thời gian là năm, tháng hay ngày.
Các khoảng thời gian cần lưu ý đó là:
Thời gian cho mượn: Tùy vào mục đích sử dụng khi mượn nhà mà thời gian cho mượn sẽ khác nhau và do các bên thỏa thuận với nhau. Cần đặc biệt chú ý đến thời gian cho mượn và thời gian chấm dứt việc cho mượn để tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này.
Thời gian bàn giao nhà cho mượn: Nên quy định thời gian bàn giao nhà và thời gian nhận nhà sau khi hết hợp đồng. Có thể là ngay sau khi ký hợp đồng và ngay sau khi hết hạn hợp đồng.
Thời gian báo trước khi muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong hợp đồng cho mượn nên quy định cụ thể thời gian muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn để các bên có thời gian chuẩn bị cho việc bàn giao nhà…
Khi muốn gia hạn thời gian mượn cũng cần phải báo trước….