Hiện nay như chúng ta đã biết nhà ở là một loại dịch vụ, giao dịch mua bán khá phổ biến và rất đa dạng. Nhưng điểm khác biệt so với những loại nhà ở trong số đó chính là loại nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước, chính vì sự đặc biệt ở chỗ đó là chủ sở hữu là nhà nước nên việc mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cần phải được thực hiện theo quy định riêng do pháp luật quy định cụ thể. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Hiện nay nhà ở đang là vấn đề rất được quan tâm, có thể hiểu nhà ở đó là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình hay cá nhân. Căn cứ theo điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước luật nhà ở 2014 quy định cụ thể về các loại nhà ở thuộc sỏ hữu nhà nước bao gồm:
- Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
- Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
- Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản. Như chúng ta đã thấy như trên thì các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm có 05 loại, theo đó 05 loại đó phải tuân thủ các quy định và chịu sự quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và quản lý cũng như cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Tải mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước năm 2022
- Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước
- Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật nhà ở.
Thứ hai, đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật nhà ở; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư.
Thứ ba, đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.
Thứ tư, đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
Thứ nhất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 của Luật nhà ở như cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhà nước, cán bộ công chức của cơ quan của Đảng… chỉ được thuê nhà ở.
Thứ hai, đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở
Thứ ba, đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở nếu chưa được mua nhà ở xã hội thì được giải quyết mua nhà ở để phục vụ tái định cư.
Thứ tư, đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật nhà ở được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó.