Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Vậy mẫu hợp đồng kiểm toán được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng kiểm toán là gì?
Theo điều 42 Luật Kiểm toán độc lập và chuẩn mực 210, có quy định về hợp đồng kiểm toán.
– Theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập (Điều 42):
Hợp đồng kiểm toán: Là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản.
– Theo quy định của Chuẩn mực 210: Hợp đồng kiểm toán: Là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và doanh nghiệp kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng
Quy trình kiểm toán được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về quy trình kiểm toán như sau:
“Điều 45. Quy trình kiểm toán
1. Quy trình cuộc kiểm toán gồm các bước sau đây:
a) Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán;
b) Thực hiện kiểm toán;
c) Kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và xử lý sau kiểm toán.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các bước của quy trình kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán.”
Quy định về hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán được quy định tại Mục II Thông tư 67/2015/TT-BTC ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
– Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dưới đây là một số nội dung chủ yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A4-A5 Chuẩn mực này):
+ Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được giao kết bằng văn bản giữa doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước khi thực hiện kiểm toán;
+ Hợp đồng kiểm toán có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành;
+ Hợp đồng kiểm toán phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc, quyền và trách nhiệm của các bên, tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán.
Hợp đồng kiểm toán có bắt buộc phải ký dưới hình thức hợp đồng trọn gói không?
Vấn đề của bạn có thể hiểu là việc công ty A đang thuê một công ty khác kinh doanh dịch vụ kiểm toán (B) để thực hiện việc kiểm toán.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về hợp đồng kiểm toán như sau:
“Điều 42. Hợp đồng kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện dịch vụ kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
2. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được lập thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung dịch vụ kiểm toán, thời hạn thực hiện hợp đồng kiểm toán;
c) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
d) Hình thức báo cáo kiểm toán và các hình thức khác thể hiện kết quả kiểm toán như thư quản lý và báo cáo khác;
đ) Phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận.”
Dựa trên quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các văn bản hướng dẫn thì không thấy có quy định đối với hợp đồng kiểm toán bắt buộc phải ký dưới hình thức hợp đồng trọn gói, mà việc này là do hai bên thỏa thuận với nhau.
Như vậy, đơn vị được kiểm toán (công ty A) thuê đơn vị kiểm toán (công ty B) thực hiện việc kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán dựa trên sự thỏa thuận của hai bên khi thực hiện dịch vụ này, trong đó có bao gồm phí dịch vụ kiểm toán và chi phí khác do các bên thỏa thuận với nhau.
Mẫu hợp đồng kiểm toán năm 2022
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh năm 2022
- Mẫu hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu hợp đồng kiểm toán ″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của kiểm toán viên khác và chuyên gia vào một số công việc trong quá trình kiểm toán;
+ Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của kiểm toán viên nội bộ và nhân sự khác của đơn vị được kiểm toán;
+ Những thủ tục cần thực hiện với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán tiền nhiệm (đối với trường hợp kiểm toán năm đầu tiên);
+ Các giới hạn về trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (nếu có);
+ Tham chiếu đến các thoả thuận khác giữa doanh nghiệp kiểm toán với đơn vị được kiểm toán (nếu có);
+ Nghĩa vụ cung cấp hồ sơ kiểm toán cho các bên khác (nếu có).
Khi kiểm toán viên của công ty mẹ đồng thời là kiểm toán viên của đơn vị thành viên, các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến quyết định liệu có cần lập và ký hợp đồng kiểm toán riêng cho đơn vị thành viên hay không:
– Người chịu trách nhiệm chọn kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cho đơn vị thành viên;
– Yêu cầu cần có báo cáo kiểm toán riêng cho đơn vị thành viên;
– Yêu cầu pháp luật liên quan đến việc chỉ định cuộc kiểm toán;
– Mức độ sở hữu của công ty mẹ;
– Mức độ độc lập của Ban Giám đốc đơn vị thành viên đối với công ty mẹ.
– Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công: Pháp luật và các quy định về kiểm toán đối với lĩnh vực công thường có các quy định về việc bổ nhiệm kiểm toán viên cho lĩnh vực công, trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên lĩnh vực công, kể cả quyền được tiếp cận với chứng từ kế toán, sổ kế toán và các thông tin khác của đơn vị. Khi pháp luật và các quy định yêu cầu phải có đầy đủ các điều khoản chi tiết của hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên lĩnh vực công có thể phải cân nhắc sự cần thiết của việc lập một hợp đồng kiểm toán