Hợp đồng góp vốn theo bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là loại văn bản ghi nhận thỏa thuận góp vốn giữa các bên tham gia quan hệ giao dịch góp vốn và trong chủ đề này tài sản góp vốn sẽ được sử dụng để mua đất đai. Và với sự gia tăng của nhu cầu sở hữu nhà ở đất đai ngày một lớn, không phải ai cũng có khả năng mua được tọn vẹn một phần đất, vậy nên sử dụng hợp đống góp vốn để giao kết với nhau góp vốn để từ đó mua được đất là một hình thức mua đất phổ biến hiện nay. Cách phân chia lợi nhuận sẽ được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng này. Vậy Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân được quy định như thế nào? Có những nội dung nào trong hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân?
Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân là gì?
Hợp đồng là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn hợp pháp bao gồm: quyền sử dụng đất, đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Vậy hợp đồng góp vốn mua đất là gì? Nhiều người có nhu cầu đầu tư đất đai, nhà cửa bằng hình thức góp vốn cùng bạn bè, người thân cần quan tâm và nghiên cứu kỹ loại hợp đồng này.
Hiểu theo một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…
Cách thức phân chia lợi nhuận sau khi sang nhượng, bán lại sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. Thêm vào đó, thỏa thuận của các bên cần phải đảm bảo nghiêm túc tuân thủ những quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là công đoạn quan trọng khi nhiều cá nhân, tổ chức có ý định hùn vốn đầu tư chung một dự án. Các bên ký kết cần quan tâm kỹ càng đến mọi thông tin nhỏ nhất, từng điều khoản trong hợp đồng.
Nội dung hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân
Nội dung hợp đồng góp vốn mua đất không cố định mà có thể linh hoạt thay đổi theo thỏa thuận của các bên tham gia. Một hợp đồng góp vốn mua đất đạt chuẩn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin dưới đây.
Thông tin các bên tham gia
Các bên tham gia là những đối tượng trực tiếp thực hiện ký kết, chịu trách nhiệm và hưởng những lợi ích từ hợp đồng góp vốn mua đất. Thành phần tham gia ký hợp đồng góp vốn mua đất không giới hạn số lượng có thể là 2 hoặc nhiều hơn, có thể là cá nhân, gia đình tổ chức, công ty,… Những thông tin về các bên tham gia phải được thể hiện rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện và tránh rắc rối khi gặp trục trặc về hợp đồng.
Phương thức góp vốn
Đây là một điều khoản quan trọng cần thỏa thuận và rõ ràng ngay từ khi thành lập hợp đồng góp vốn mua đất. Các bên tham gia phải nêu rõ phương thức góp vốn nếu không muốn xảy ra tranh chấp không đáng có.
Một số phương thức góp vốn được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực bất động sản là giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sử dụng tài sản tương đương giá trị để thực hiện góp vốn,.. Mỗi phương thức góp vốn đều có ưu nhược điểm riêng, đối tượng tham gia nên chọn cách thức thanh toán phù hợp và thuận tiện nhất với điều kiện của mình.
Thời hạn hợp đồng
Thông tin về thời hạn hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng và minh bạch để các bên tham gia thỏa thuận thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với việc góp vốn mua đất. Thời hạn hợp đồng được bàn bạc và ký kết dựa trên sự đồng ý của các đối tượng góp vốn.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Quyền và nghĩa vụ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bên tham gia ký hợp đồng góp vốn mua đất. Điều này quyết định trực tiếp đến những lợi ích cũng như trách nhiệm mà các bên phải thực hiện và được hưởng thông qua hợp đồng này.
Để tránh xảy ra tranh chấp, các bên đầu tư phải thỏa thuận với nhau, thông tin quan trọng này phải được thể hiện rõ ràng trong mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Quy định về giải quyết tranh chấp
Tranh chấp giữa các bên liên quan hay không thực hiện đúng theo điều khoản là những điều không thể tránh khỏi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng vì thế thông tin về giải quyết tranh chấp không thể thiếu.
Nếu phát sinh mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải thỏa thuận, giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích, quyền lợi của nhau.
Trong trường hợp không thể tự giải quyết vấn đề, một trong số các bên tham gia hợp đồng có quyền đưa đơn khởi kiện, mời luật sư để bảo vệ lợi ích của bản thân theo đúng quy định của Pháp luật. Không khuyến khích các bên sử dụng các biện pháp tiêu cực, trái pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân
Hướng dẫn soạn mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân
Một hợp đồng chung vốn mua đất hoàn chỉnh cần có những nội dung sau đây:
- Thông tin của các bên góp vốn như họ tên, địa chỉ liên hệ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại…
- Tổng giá trị vốn góp (tỷ lệ góp vốn của từng bên tham gia)
- Tài sản góp vốn (vàng, tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương)
- Hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, sử dụng loại tiền tệ gì hay tài sản…)
- Cách giải quyết tranh chấp
- Mục đích góp vốn
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất
- Thời hạn góp vốn
Hợp đồng góp vốn mua đất là loại giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia ký kết. Do đó, hợp đồng được soạn thảo phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của pháp luật.
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân
Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
Theo đó, hợp đồng góp vốn mua đất cần phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực rõ ràng. Với các loại tài sản khác không yêu cầu bắt buộc phải công chứng:
- Chủ thể giao kết hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
- Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất có thể là “Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư”, “Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh”…
- Chủ thể giao kết hợp đồng có thể bao gồm 2 bên hoặc nhiều bên (số lượng chủ thể giao kết hợp đồng từ 2 người trở lên)
Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chủ thể tham gia ký kết cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đã có sổ đỏ
- Đất mang góp vốn không xảy ra tranh chấp hoặc khai thác, sử dụng
- Quyền sử dụng mảnh đất đem góp vốn không nằm trong trường hợp bị kê biên bản đảm bảo thi hành án
Những lưu ý hồ sơ kèm theo hợp đồng góp vốn mua đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Khi thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, các bên liên quan cần lưu ý một số vấn đề sau: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đảm bảo tài sản đất đai đang trong thời hạn sử dụng, không có tranh chấp, đặc biệt, quyền sử dụng đất nhất định không bị kê biên.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đối tượng tham gia phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó, người đó cần thực hiện lần lượt các bước sau: Đến Văn phòng đăng ký đất đai để kê khai nghĩa vụ tài chính, thực hiện kê khai hồ sơ để sang tên, nộp lệ phí và nhận sổ đỏ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bản án Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất năm 2022 như thế nào?
- Hợp đồng góp vốn bằng căn hộ nhà chung cư năm 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất của cá nhân” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.