Chào luật sư, tôi muốn góp vốn thành lập công ty với bạn tôi. Bạn tôi nói ký hợp đồng góp vốn cho rõ ràng. Nhưng tôi không rõ hợp đồng góp vốn có những điều khoản gì? Luật sư có thể tư vấn Mẫu hợp đồng góp vốn giúp tôi được không? Mong nhận được tư vấn của Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xã hội đang phát triển từng ngày, đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm và dịch vụ cung cấp ra thị trường. Vấn đề tài chính sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc đảm bảo và phát triển sản phẩm, dịch vụ gia nhập thị trường. Để đảm bảo tài chính cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, các cá nhân và tổ chức thường đầu tư vốn vào kinh doanh nhằm mục đích phát triển và sinh lợi. Vậy Mẫu hợp đồng góp vốn bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về góp vốn
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty; bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp; hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
“Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Tải xuống mẫu hợp đồng góp vốn mới
Một số điểm cần lưu ý về hợp đồng góp vốn bằng tiền:
Trên thực tế, Hợp đồng góp vốn rất ít khi được sử dụng bởi các nhà đầu tư khi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp; vì lý do đã có điều lệ doanh nghiệp. Việc sử dụng điều lệ có thể đáp ứng được vai trò của một hợp đồng góp vốn trên một số khía cạnh; nhưng về bản chất điều lệ và hợp đồng góp vốn có vai trò khác nhau. Điều lệ với tư cách là một “hiến pháp” của doanh nghiệp; chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản trị và hoạt động doanh nghiệp.
Trong khi đó, hợp đồng góp vốn có ý nghĩa nhiều hơn trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông/thành viên sáng lập; các điều kiện tiên quyết cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; và các điều kiện ràng buộc giữa các cổ đông/thành viên sáng lập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt, điều lệ cũng có thể quy định các điều khoản của một hợp đồng góp vốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, điều lệ mẫu theo các quy định của pháp luật hiện hành; hoặc điều lệ mà các cổ đông/thành viên sáng lập sử dụng thường không có đầy đủ các quy định cần thiết của một hợp đồng góp vốn. Chính vì vậy, hợp đồng góp vốn là cần thiết; đặc biệt là đối với những dự án thành lập doanh nghiệp có quy mô vốn lớn; hoặc có những giao dịch phức tạp.
Lưu ý: trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; và tài sản trên đất thì pháp luật Việt Nam bắt buộc phải ký hợp đồng; hợp đồng phải được lập theo mẫu theo quy định của pháp luật và phải được công chứng. Nếu hợp đồng không được lập theo mẫu thì có thể sẽ gặp khó khăn nhất định khi công chứng; công chứng viên có thể sẽ từ chối công chứng. Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng mẫu hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật là rất đơn giản và không có đầy đủ các nội dung chi tiết hoặc nội dung thoả thuận riêng biệt.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng học nghề mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở năm 2022
- Mẫu hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Mẫu hợp đồng góp vốn “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là hình thức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Pháp luật doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu phải góp vào công ty là bao nhiêu mà sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu phạt đạt đủ số vốn góp tối thiểu (vốn pháp định) mới được phép hoạt động kinh doanh.
Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Vốn góp vào doanh nghiệp phải là tài sản theo quy định của Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015. Trên thực tế, cá nhân, tổ chức thường góp vốn vào doanh nghiệp dưới 03 hình thức:
Góp vốn bằng tiền mặt;
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật.