Hợp đồng góp vốn là thỏa thuận dân sự, để các bên tự do cam kết các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo ý chí của mình nhưng không được trái với các nguyên tắc do pháp luật quy định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về mẫu Thỏa thuận góp vốn kinh doanh. Mời độc giả quan tâm theo dõi.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp có cùng bản chất với hợp đồng liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh mà trong đó các bên cùng thành lập một pháp nhân chung để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Để tránh tranh chấp về sau, cũng như có cơ sở triển khai nội dung hợp tác một cách cụ thể, thống nhất, các bên cần đưa ra và thống nhất tối thiểu các nội dung gồm:
Mục đích góp vốn: Mục đích không chỉ là thành lập doanh nghiệp, mà là thành lập doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm gì, hay cung cấp dịch vụ gì, ở đâu, với dự tính về mặt kinh doanh như thế nào. Việc thành lập doanh nghiệp chỉ nên coi là một thủ tục gia nhập thị trường, chứ không phải là mục đích.
Số tiền góp vốn: các bên cần cụ thể tổng số tiền mà mỗi bên sẽ góp, tổng số tiền cần đầu tư vào công việc kinh doanh chung, dự kiến phần vốn cần vay, tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, thời hạn giải ngân, các bước giải ngân và trách nhiệm của mỗi bên nếu không giải ngân vốn góp theo đúng cam kết.
Phân chia điều hành: Doanh nghiệp mới thành lập là sản phẩm của sự hợp tác giữa các bên, và kể từ thời điểm thành lập doanh nghiệp, thì nó sẽ trở thành độc lập và tồn tại song song với các bên góp vốn và độc lập với cả hợp đồng góp vốn. Mỗi bên góp vốn thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hợp đồng góp vốn, Điều lệ doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp.
Trong hợp đồng góp vốn, các bên cần thỏa thuận cụ thể về quyền của mỗi bên trong việc phân chia quyền điều hành thông qua việc chỉ định thành viên hội đồng quản trị, các vị trí Giám đốc, chủ tịch …..
Trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận, thì sẽ thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Quyền rút vốn: Rút vốn là việc một thành viên góp vốn thoái vốn khỏi Công ty bằng hình thức chuyển nhượng phần vốn của mình cho bên còn lại, hoặc bán cho bên thứ ba khác hoặc yêu cầu Công ty mua lại. Trong một số trường hợp, để đảm bảo các bên nghiêm túc thực hiện mục tiêu của hợp đồng góp vốn, thì việc đưa ra một số hạn chế về quyền rút vốn là cần thiết, và điều này hoàn toàn được pháp luật cho phép. Thông thường, Hợp đồng góp vốn sẽ đưa ra các quy định hạn chế quyền rút vốn trong thời hạn 01 năm đối với các cổ đông/ thành viên sáng lập. Hoặc đưa ra các quy định về nghĩa vụ chuyển nhượng cho bên còn lại để tránh trường hợp có bên thứ ba xâm nhập vào công ty.
Tải xuống mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thay đổi thẻ căn cước trên giấy phép kinh doanh online năm 2022
- Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Giải thể công ty, Đăng ký hộ kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ bảo hộ logo công ty, Trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp,…dịch vụ giải thể công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế…..
Thẩm quyền cấp: Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thời gian giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.