Hợp đồng quản lý khách sạn là gì?
Hợp đồng quản lý khách sạn cơ bản là thoả thuận giữa bên có khả năng phù hợp, kinh nghiệm trong lĩnh vực có thể giúp cho khách sạn đạt được những chỉ tiêu, nguyện vọng nhất định và một bên là khách sạn mong muốn được cải thiện, nâng cao thu nhập. Hợp đồng bao gồm rất nhiều điều khoản thoả thuận xoay quanh mọi khía cạnh kinh doanh, phát triển của cá nhân khách sạn.
Khi nào thì ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn
Hợp đồng quản lý khách sạn được ký kết khi trong thực tế vì một lý do nào đó mà bên chủ đầu tư khách sạn không thể trực tiếp quản lý hoạt động của khách sạn hay cho rằng việc mình tự quản lý sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu cho mô hình kinh doanh.
Sở hữu thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu trong Hợp đồng HMA
Việc uỷ quyền quản lý khách sạn, mô hình kinh doanh về thực tế sẽ phát sinh thêm quyền quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh của cơ sở đó, đây là khía cạnh vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có thể đem lại những hậu quả lớn.
Điển hình có thể nêu ra ở đây là cách nhìn, đánh giá của khách hàng với thương hiệu, khách sạn, nếu việc quản lý hoạt động yếu kém có thể dẫn tới sự phá sản của một đơn vị và gây ảnh hưởng cho toàn bộ các cơ sở khác cùng hệ thống bởi ấn tượng xấu từ khách hàng tới thương hiệu.
Những nội dung hợp đồng dịch vụ quản lý khách sạn
Đối với mỗi hợp đồng quản lý khách sạn thì những điều khoản dưới đây là cần thiết và cần được thảo luận kỹ lưỡng, cụ thể:
- Các định nghĩa và giải thích
- Bổ nhiệm Nhà Quản Lý
- Thời hạn quản lý khách sạn
- Trách nhiệm của Nhà Quản Lý, chủ đầu tư: Nghĩa vụ chung, Ngân sách, Nhân sự, Sổ sách, Khách thuê mặt bằng và khách lưu trú, Bảo trì, bảo dưỡng, Các dịch vụ và mua sắm, Dịch vụ của tập đoàn, Giấy phép, Tuân thủ luật pháp, Thanh toán các loại thuế, Giao dịch với công ty liên kết, Các dịch vụ bổ sung, Thông báo cho chủ sở hữu, Cam kết và đảm bảo của Nhà Quản Lý
- Chi phí vận hành khách sạn: Chi phí vận hành khách sạn, Chi phí hoàn lại cho nhà quản lý, Chi phí nhà quản lý tự chi trả
- Vốn hoạt động và tài khoản ngân hàng: Tài khoản hoạt động khách sạn, Vốn lưu động/hoạt động, Vốn dự phòng, Quỹ dự phòng
- Sổ sách, chứng từ, kế toán: Sổ sách, chứng từ, kế toán, Báo cáo định kỳ, Cáo bạch hàng năm
- Phí quản lý và thanh toán cho Nhà Quản Lý: Phí quản lý cơ sở/cơ bản, Phí thưởng, Thanh toán cho nhà quản lý, Các chỉ tiêu đánh giá, Góp vốn của nhà quản lý; Bảo hiểm; Sử dụng nhãn hiệu/thương hiệu; Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp khách sạn; Chấm dứt hợp đồng; Thông báo; Giải quyết tranh chấp; Thông tin bảo mật
- Các quy định chung: Không cạnh tranh, Quyền kiểm tra của Chủ Sở Hữu, Hiệu lực từng phần, Quyền của bên thứ ba, Từ bỏ, Điều khoản toàn bộ, Giải thích, Luật áp dụng, Giới hạn trách nhiệm của Chủ Sở Hữu
- Vận hành khách sạn
- Các phụ lục khác liên quan
Tải xuống mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý khách sạn
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
- Cách tính thuế suất thuế bảo vệ môi trường
- Số tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng dịch vụ quản lý khách sạn″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Giải thể công ty, Đăng ký hộ kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ bảo hộ logo công ty, Trình tự thủ tục hợp nhất doanh nghiệp,…dịch vụ giải thể công ty doanh nghiệp trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng hết hạn mà không được gia hạn;
– Các bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
– Xảy ra sự kiên bất khả kháng khiến một trong các bên không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng;
– Một trong các bên bị giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Toàn quyền quyết định kế hoạch, phương án quản lý và vận hành khách sạn;
– Toàn quyền quyết định việc phân bổ và điều hành đội ngũ nhân sự trong quản lý và vận hành khách sạn;
– Chịu trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng và bên thuê về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng.
– Được thanh toán thù lao và các khoản chi phí quản lý phát sinh đầy đủ, đúng hạn;
– Yêu cầu bên thuê thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất trong khách sạn;
– Được hưởng % hoa hồng theo doanh thu.