Nhiều người khi tiến hành mua nhà chung cư sẽ có thỏa thuận về việc đặt cọc. Việc đặt cọc mua nhà chung cư sẽ giúp người mua giữ trước căn hộ mình lựa chọn mà không sợ bị ai mua trước, và đây cũng là khoản tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên mua. Để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên thì cần lập hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư. Để hợp dồng có tính pháp lý cao, các bên cũng cần nắm được cách lập hợp đồng đặt cọc như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư đầy đủ, chi tiết. Hãy tham khảo Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng đặt cọc là gì?
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, Trong trường hợp hợp đồng đặt cọc được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc là một hợp đồng được lập ra để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên và ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác có liên quan.
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đặt cọc như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được công chứng hay chứng thực.
Đây chỉ được xem là một thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng khi một bên giao tài sản đặt cọc cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo đặt niềm tin cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Với việc đặt cọc mua nhà chung cư, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 chỉ yêu cầu các loại hợp đồng, giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp… nhà, đất giữa các cá nhân với nhau phải được lập thành văn bản và bắt buộc công chứng hoặc chứng thực.
Theo đó, không có quy định cụ thể yêu cầu các bên đặt cọc mua nhà chung cư phải lập thành văn bản và phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, các bên có thể chọn công chứng để đảm bảo pháp lý hoặc không cần thực hiện nếu cảm thấy đủ tin tưởng vào nhau.
Thủ tục đặt cọc mua nhà chung cư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu có tổ chức hành nghề công chứng.
– Dự thảo hợp đồng đặt cọc mua chung cư (nếu có).
– Giấy tờ về căn hộ chung cư: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng) hoặc hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư, biên bản bàn giao…
– Giấy tờ nhân thân của bên bán và bên mua: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú, giấy tờ về tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn…)
Bước 2: Công chứng hợp đồng đặt cọc mua chung cư
Các bên đến Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua chung cư.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng hợp đồng đặt cọc mua chung cư cũng như các giao dịch khác thì thời gian giải quyết là 02 ngày làm việc. Nếu nội dung phức tạp và cần phải xác minh thì Công chứng viên có thể kéo dài thời gian giải quyết nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Khi công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư, người đi công chứng sẽ phải chịu hai khoản phí, lệ phí gồm:
– Phí công chứng: Phí công chứng được quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC căn cứ vào giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản. Do đó, phí công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư sẽ căn cứ vào giá trị hợp đồng với phần trăm theo quy định.
– Thù lao công chứng: Đây là khoản tiền gồm các chi phí khác của Văn phòng/Phòng công chứng như tiền soạn thảo hợp đồng, tiền photo giấy tờ… Mức phí này do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng thoả thuận nhưng không cao hơn mức do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”
Như vậy, hợp đồng đồng đặt cọc có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường trường giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015.
Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức…
Trường hợp nếu hợp đồng đặt cọc có hợp đồng phụ thì sự vô hiệu của hợp đồng đặt cọc sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng đặt cọc (Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).
Nếu các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng đặt cọc thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.