Chào Luật sư, hiện tại vợ chồng tôi đang tiến hành mua đất để xây nhà ở riêng với bố mẹ. Tôi có mua đất tuy nhiên do bên bán nói vợ anh ta đang giữ sổ đỏ, 3 ngày nữa đi công tác về thì mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Do đây vừa là người quen, vừa là đồng nghiệp của em gái tôi nên tôi cũng khá tin tường. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa có sổ đỏ mới hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng trước khi tiến hành giao dịch đặt cọc. Hợp đồng này giúp cả người mua và người bán tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình mua bán nhà đất. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa có sổ đỏ mới hiện nay ra sao? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé:
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?
Hợp đồng đặt cọc
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, bản chất của hợp đồng đặt cọc là một dạng thỏa thuận nhằm ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác.
Hợp đồng đặt cọc mua đất
Mua bán đất là cách gọi phổ biến chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì thế, hợp đồng đặt cọc mua đất là hợp đồng được hai bên ký kết để cam kết sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tương lai.
Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua đất gồm những nội dung nào?
Nội dung cơ bản của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó về cơ bản thì trong HĐ đặt cọc khi mua đất phải có được: Thông tin của bên đặt cọc; bên nhận đặt cọc; Tài sản đặt cọc; Mục đích đặt cọc; chữ ký của hai bên.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chưa có sổ đỏ mới
Một số dạng tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất phổ biến hiện nay?
Nội dung hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận với điều kiện không trái luật; đạo đức xã hội. Tuy nhiên; thực tế tranh chấp hợp đồng đặt cọc vẫn xảy ra với một số loại tranh chấp phổ biến như sau:
- Tranh chấp về mức “phạt cọc”
Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015; nếu các bên không có thỏa thuận khác thì mức “phạt cọc” được thực hiện theo quy định như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết; thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc (thường là tiền đặt cọc) thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết thực hiện hợp đồng; thì nghĩa vụ trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc; và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Khi các bên có thỏa thuận khác về mức phạt cọc như phạt gấp đôi; gấp ba lần tiền đặt cọc thì thực thiện theo thỏa thuận đó.
- Tranh chấp về quyền; nghĩa vụ của các bên: Là tranh chấp nội dung điều khoản quyền; nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
- Tranh chấp về cam kết của các bên: Khi đặt cọc thông thường người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở cam kết tính pháp lý của quyền sử dụng đất, nhà ở như đã được cấp Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ), nhà đất không có tranh chấp, nhà đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, nhà đất không có thế chấp, đất còn thời hạn sử dụng. Nếu không đúng như những gì cam kết có thể xảy ra tranh chấp.
- Tranh chấp khác liên quan đến nhà đất như diện tích không đúng,…
Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc khi mua đất
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở được tiến hành theo thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Danh mục tài liệu, chứng cứ (không bắt buộc phải nộp hết tài liệu mà chỉ cần nộp tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện).
- Bản sao giấy tờ của người khởi kiện: Hộ khẩu, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
- Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nào?
Lưu ý: Nơi nộp đơn khởi kiện dưới đây áp dụng khi các bên tranh chấp hợp đồng đặt cọc là cá nhân.
Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú; làm việc (Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
- Hình thức nộp đơn khởi kiện:
Người khởi kiện nộp đơn theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền như trên (thực tế chủ yếu nộp theo cách này).
- Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo đường bưu điện.
- Gửi thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Tòa nhận đơn, xử lý đơn, thụ lý đơn
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử
Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc không quá 04 tháng; vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng thời gian không quá 06 tháng); khi hết thời hạn trên Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.
Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định; nếu không bản án sẽ có hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ giải thể cty; đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân; tạm ngừng kinh doanh;…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Khi bán đất có phải xin chữ ký người đã ra ở riêng không?
- Mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay mới
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc khi mua đất thì giải quyết như thế nào?
- Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Nhưng, để đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng này, việc công chứng, chứng thực là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) khoản tiền hoặc tài sản trong thời hạn nhất định nhằm xác nhận việc thống nhất ý chí giữa các bên và để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.