Pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo những điều kiện nhất định. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm những nội dung gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Theo Điều 66 Luật Khoáng sản 2010 quy định về chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
– Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, theo đó điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được quy định cụ thể như sau:
– Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
+ Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và điểm c khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản;
+ Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản;
+ Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản;
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Theo khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010 quy định về hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, theo đó hồ sơ này phải bao gồm những nội dung sau:
– Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
– Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
– Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 51 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ chuyển nhượng như sau:
Văn bản trong hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010, bao gồm cả trường hợp chuyển quyền khai thác cho đơn vị trực thuộc mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác đó sở hữu 100% vốn được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
– Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng; Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Xem trước và tải xuống hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
– Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; giá trị chuyển nhượng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
– Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
Trình tự thực hiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
+ Tổ chức nhân đề nghị chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả-Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ trong thời gian không quá 02 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng.
+ Trong thời gian không quá 30 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng.
– Bước 3: Trình hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép
+ Thời hạn thực hiện không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành công việc thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật.
+ Người có trách nhiệm thực hiện: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng.
Mời bạn xem thêm:
- Một số trường hợp khai thác khoáng sản không phải xin phép
- Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn ,thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:
– Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.”
Như vậy, thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Người được chuyển nhượng phải nộp lệ bằng 50% mức lệ phí tương ứng với các mức thu sau:
+ Đối với hoạt động thăm dò:
Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;
Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;
Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.
+ Đối với hoạt động khai thác: Mức thu được quy định tại Biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Khai thác tận thu: Mức thu là 5.000.000 đồng/01giấy phép.
– Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép;
– Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng, mức thu là 20.000.000 đồng/01 giấy phép;
– Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, mức thu là 20.000.000 đồng/01 giấy phép.
– Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, mức thu là 25.000.000 đồng/01 giấy phép
– Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng có hoặc không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, mức thu là 30.000.000 đồng/01 giấy phép;
– Giấy phép khai thác khoáng sản quí hiếm, mức thu là 40.000.000 đồng/01 giấy phép
– Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại, mức thu là 50.000.000 đồng/01 giấy phép