Nhãn hiệu được coi là một tài sản của doanh nghiệp và giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau. Phụ thuộc vào mục nhu cầu mà chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đây là loại tài sản đặc biệt, vì vậy, nhà nước kiểm soát việc chuyển nhượng nhãn hiệu thông qua những thủ tục nhất định. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ gửi đến quý độc giả Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2022? Hãy tham khảo bài viết nhé!
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu
– Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu trong phạm vi được bảo hộ
– Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa, tên thương mại
– Không được gây ra nhầm lẫn về các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
Mục đích của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
– Với nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng, qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ đáp ứng được nhu cầu của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng là kết quả của sự tự do thỏa thuận, tự nguyện về ý chí của hai bên.
– Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cũng được coi là cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên theo thỏa thuận, đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên này sẽ đảm bảo được quyền của bên còn lại và ngược lại.
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được ký kết và đăng ký tại cơ quan nhà nước quản lý về sở hữu công nghiệp là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Để thực hiện việc chuyển nhượng nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân cần nộp 01 bộ hồ sơ. Trong đó bao gồm:
“a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
Có cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu không?
Theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu phải nộp 02 bản hợp đồng, trong đó có 1 bản gốc và 1 bản sao chứng thực. Như vậy, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là không cần thiết, tuy nhiên tổ chức, cá nhân phải chứng thực bản sao hợp đồng sau khi đã hoàn thành xong việc ký kết hợp đồng để nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2022
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh năm 2022
- Mẫu hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu ″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các quy định pháp luật đã đưa ra những nội dung sau bắt buộc phải có đối với hợp đồng chuyển nhượng:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá chuyển nhượng;
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Đồng thời, việc ký kết hợp đồng giữa các bên phải đảm bảo không rơi vào trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu sau: Chủ Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi bảo hộ của mình; Chuyển nhượng không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu; Người được chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại các địa chỉ sau đây:
a. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069
b. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại : Tel: (08) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (08) 3920 8486
c. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng:
Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566 Fax : (0511) 3889977