Nền kinh tế ngày này ngày càng phát triển. Các công ty cũng được thành lập ngày càng nhiều. Thông thường, mỗi công ty đều có một trụ sở, văn phòng riêng. Tuy nhiên, vì tính chất công việc hay còn hạn hẹp về tài chính nên không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ điều kiện để có thể làm trụ sở, văn phòng công ty tại nơi sở hữu của mình mà bắt buộc chúng ta phải thuê mượn nhà của người khác. Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, mượn nhà có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không cần phải trả tiền, bên mượn phải trả lại nhà đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Việc mượn nhà để làm công ty phải được lập thành hợp đồng. Vậy mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty có nội dung như thế nào? Quy định pháp luật về địa điểm đăng ký trụ sở doanh nghiệp ra sao? Thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn nhà ở như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn để bạn có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng mượn nhà là gì?
Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền.
Hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được, bên mượn phải trả lại nhà đó cho bên cho mượn.
Quy định hợp đồng mượn nhà
Chủ thể hợp đồng mượn nhà
Chủ thể của hợp đồng mượn nhà có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu mượn nhà để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như để ở, làm văn phòng, làm xưởng sản xuất, kinh doanh,…
Tuy nhiên, chủ thể của hợp đồng cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đầy đủ tư cách pháp nhân,..
Nội dung hợp đồng mượn nhà
Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận bằng văn bản về việc mượn và cho mượn nhà để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Việc đưa những thông tin vào hợp đồng thì do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên vẫn cần có đầy đủ thông tin như sau:
- Thông tin của các bên: Với cá nhân thì đầy đủ số chứng thực cá nhân, với pháp nhân thì đầy đủ MST,… thông tin về địa chỉ, ..
- Đối tượng của hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Thời gian thực hiện hợp;
- Phạt vi phạm (nếu có);
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
Hình thức hợp đồng mượn nhà
Hợp đồng mượn nhà là một loại hợp đồng dân sự, các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản hoặc hình thức tương đương với văn bản.
Bên cạnh đó, hợp đồng mượn nhà cũng có thể được thỏa thuận bằng miệng.
Hợp đồng mượn nhà được lập bằng văn bản không yêu cầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Quy định pháp luật về địa điểm đăng ký trụ sở doanh nghiệp
Căn cứ vào điều 42 Luật doanh nghiệp 2020:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Quy định và đặc điểm trụ sở chính công ty
Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.
Quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ công ty
– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty mua, tự xây dựng thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê đất của công ty hạ tầng, quyết định giao đất cho thuê đất của cơ quan nhà nước hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo luật đất đai.
– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty thuê thì phải có hợp đồng thuê và các tài liệu chứng minh quyền cho thuê hợp pháp của bên cho thuê: Đất thổ cư phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê. Đất dự án, nhà xưởng phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thuê và có chức năng cho thuê lại.
Cách đặt địa chỉ công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan
Cơ quan nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng đường công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến việc liên lạc với cơ quan nhà nước.
Có nhiều địa chỉ có số nhà thực tế và địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau. Trước khi thuê doanh nghiệp nên tìm hiểu và yêu cầu chủ nhà xin xác nhận tại Phường/xã về việc 2 địa chỉ trên là một tránh các vướng mắc phát sinh như: Hợp đồng thuê không được bên thuế chấp thuận, cơ quan nhà nước kiểm tra địa điểm thấy khác với địa chỉ ghi trong đăng ký kinh doanh,…Trong các trường hợp này doanh nghiệp rất dễ bị đóng mã số thuế doanh nghiệp.
Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể
Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh
Nhiều ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép trước khi kinh doanh. Những ngành nghề này gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép. Ví dụ:
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm địa điểm phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ yêu cầu địa điểm phải phù hợp với quy định về số học viên/m2 diện tích sử dụng.
Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty
Lưu ý khi soạn hợp đồng cho mượn nhà
– Mô tả rõ đặc điểm căn nhà/phần nhà cho mượn (diện tích, số tầng, loại nhà, trang thiết bị đi kèm); nếu phần mô tả đặc điểm dài các bên có thể làm phụ lục kèm theo hợp đồng để mô tả.
– Tham khảo quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định từ Điều 494 đến Điều 499 Bộ luật dân sự 2015.
Thêm nữa, khi soạn thảo hợp đồng cho mượn nhà, các bạn cần lưu ý quyền của bên mượn (có được phép sửa chữa gì hay không? có được phép đầu tư gì hay không? sau khi hết thời hạn cho mượn nhà thì chi phí đầu tư xử lý ra sao?…). Vì nếu không thỏa thuận rõ ràng, chi tiết ngay từ đầu thì có thể xảy ra vấn đề tranh chấp sau này.
Tải Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty tại đây.
Cách viết mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty
Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 hợp đồng mượn nhà ở phải lập thành văn bản và có các thông tin sau đây:
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó
– Thời hạn cho mượn;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác (nếu có)
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn nhà ở
Bước 1: Các bên giao kết hợp đồng cùng có mặt tại Phòng công chứng và nộp phiếu yêu cầu công chứng. Nếu một trong những người yêu cầu công chứng hợp đồng mượn nhà ở ở trong tình trạng già yếu không thể đi lại được hoặc đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở Phòng công chứng được thì có thể đề nghị Công chứng viên đến tại nơi ở của người đó để thực hiện công chứng HĐ.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành việc kiểm tra nhân thân, năng lực hành vi của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng; Kiểm tra các giấy tờ cần thiết, liên quan đến việc giao kết hợp đồng và tình trạng pháp lý của nhà ở cho mượn.
Bước 3: Công chứng viên đọc HĐ cho các bên giao kết hợp đồng nghe hoặc yêu cầu các bên giao kết tự đọc HĐ. Nếu cần chỉnh sửa, bổ sung thì các bên tự thực hiện hoặc yêu cầu CCV chỉnh sửa (nếu HĐ do CCV soạn thảo).
Bước 4: Các bên giao kết ký hợp đồng, CCV chứng nhận HĐ.
Bước 5: Đóng dấu vào HĐ, thu phí công chứng và trả HĐ đã được công chứng.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng số …
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– HĐ đã được soạn thảo sẵn, nếu không tự soạn thảo được thì đề nghị CCV soạn thảo.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn gía trị sử dụng của các chủ thể giao kết hợp đồng.
– Giấy chứng nhận nhà ở (bất động sản)
+Trường hợp nhà ở cho mượn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu phải nộp các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh quyền sở hữu tài sản.
+Trường hợp đã có hợp đồng chuyển dịch nhà ở hợp pháp nhưng chưa được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nay muốn cho mượn còn phải xuất trình kèm theo biên lai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và biên lai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
+Trường hợp bên cho mượn nhà ở là người thừa kế còn phải xuất trình kèm theo một trong các loại văn bản như: Văn bản phân chia di sản hoặc Văn bản khai nhận di sản.
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng là người đại diện theo ủy quyền còn phải nộp văn bản ủy quyền.
– Các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh nhà ở cho mượn thuộc quyền sở hữu của cá nhân nếu Giấy chứng nhận quyền hữu nhà ở chỉ ghi tên một người.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết: Ngay trong buổi làm việc; nếu nộp hồ sơ sau 10g30ph buổi sáng thì trả kết quả sang buổi chiều và nộp hồ sơ sau 16 giờ thì trả kết quả sang ngày làm việc hôm sau.(Không tính thời gian xác minh làm rõ những trường hợp cần phải kiểm tra)
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng công chứng số …
b) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan: Công an, UBND xã, phường, thị trấn; Tài nguyên Môi trường…. khi cần phải xác minh hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến việc công chứng hợp đồng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng cho mượn nhà.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng theo đơn đặt hàng
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất rừng sản xuất
- Hợp đồng bằng văn bản áp dụng khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chia thừa kế nhà đất Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm công ty“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm dừng công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình kinh doanh, khởi sự kinh doanh trong giai đoạn đầu việc đặt trụ sở kinh doanh tại nhà các lãnh đạo, người quản lý công ty là một thực tế thường gặp. Việc ký kết hợp đồng thuê nhà là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các bên có thể xem xét đến việc ký kết hợp đồng mượn nhà để tránh việc kê khai, quyết toán thu nhập đối với khoản cho thuê nhà và tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với hoạt động kinh doanh.
Vậy, xét về bản chất pháp lý mượn nhà là hình thức trao quyền sử dụng mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào phát sinh. Bên cho mượn và bên mượn thường có mối liên hệ mật thiết với nhau về lợi ích hoặc quan hệ nhân thân.
+ Không phải kê khai quyết toán thuế đối với khoản thu nhập từ việc cho thuê;
+ Có thể xuất trình căn cứ hợp pháp trong quá trình kinh doanh;
+ Không phải thay đổi cơ quan quyết toán thuế.
+ Có thể đăng ký lưu trú (thường trú hoặc tạm trú) cho nhân viên nếu cần thiết.
Mặc dù theo quy định của pháp luật dân sự thì người ở nhờ phải trả lại nhà cho gia chủ khi đến hạn, nhưng nhiều trường hợp họ cố tình không muốn trả lại nhà ở. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình bên cho ở nhờ có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền như sau:
Bước thứ nhất, xác định thẩm quyền Tòa án. Vì nhà ở là bất động sản nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có nhà ở.
Bước thứ hai, nộp đơn khởi kiện và kèm theo tài liệu, chứng cứ. Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu để minh chứng cho việc mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà như: hợp đồng về cho mượn nhà ở, giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất,….
Bước thứ ba, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn hòa giải, chuẩn bị xét xử.
Bước thứ tư, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự, thủ tục sơ thẩm.
Như vậy, thỏa thuận cho ở nhà là một giao dịch dân sự đã được pháp luật quy định. Khi cho ở nhà người chủ nhà nên lập hợp đồng bằng văn bản, điều này giúp tránh phát sinh các tranh chấp về sau khi người ở nhà không muốn trả lại nhà. Đây cũng là chứng cứ quan trọng khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại nhà ở.