Có được bảo lãnh quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 không?Trình tự thủ tục xử lý tài sản của bên bảo lãnh quyền sử dụng đất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Giá trị quyền sử dụng đất là gì?
Là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất được xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. Giá trị quyền sử dụng đất là tiền sử dụng đất mà người sử dụng đã trả cho toàn bộ thời gian thuê làm căn cứ để được vay vốn của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam hoặc để được góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất.
Bảo lãnh quyền sử dụng đất là gì?
Khoản 1 điều 335 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo luật đất đai 2003, bảo lãnh quyền sử dụng đất là một trong các quyền của người sử dụng đất quy định tại các điều 106, 110, 112, 113, 115, 119, 120. Nhưng theo Luật đất đai 2013 quyền của người sử dụng đất không có bảo lãnh quyền sử dụng đất.
Khoản 9 điều 210 Luật đất đai 2013 quy định:
“9. Chính phủ quy định việc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể đang sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và các trường hợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”
Như vậy các sau 1/7/2014 không được bảo lãnh quyền sử dụng đất mà các trường hợp bảo lãnh quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003 được xử lí theo nghị định 163/2006/NĐ-CP về và nghị định 11/2012/NĐ-CP.
Xử lý tài sản của bên bảo lãnh quyền sử dụng đất
Như đã nêu quy định của pháp luật ở trên, việc bảo lãnh quyền sử dụng đất hiện nay luật đã bãi bỏ, do đó việc xử lý tài sản bảo đảm là bảo lãnh quyền sử dụng đất cũng được thực hiện theo quy định về giao dịch bảo đảm và luật đất đai 2013.
Căn cứ điều 47, điều 68 nghị định 163/2006/NĐ-CP và khoản 13, khoản 19 điều 1 nghị định 11/2012/NĐ-CP xử lí tài sản của bên bảo lãnh quyền sử dụng đất như sau:
Thứ nhất, Các bên thoả thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Thứ hai, Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định về xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất.
- Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh là quyền sử dụng đất nếu khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.
Tải xuống mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân tích quy định pháp luật về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
- Mẫu giấy bảo lãnh xin việc làm hiện nay
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Quyền được sử dụng đất trong thời hạn bảo lãnh
– Quyền được nhận tiền vay do bảo lãnh quyền sử dụng đất theo hợp đồng này.
– Quyền được xoá bảo lãnh sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và xoá bảo lãnh tại cơ quan có thẩm quyền.
– Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại làm giảm giá trị đất đã bảo lãnh.
Quyền yêu cầu bên bảo lãnh giao giấy tờ về quyền sử dụng đất bảo lãnh và giấy tờ về sở hữu tài sản gắn liền với đất bảo lãnh (nếu có).
– Quyền kiểm tra, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này.
– Có nghĩa vụ cho bên bảo lãnh vay đủ số tiền theo hợp đồng này.
– Trả lại giấy tờ cho bên bảo lãnh khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng này.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận.
– Được vay đủ số tiền theo hợp đồng này.
– Thực hiện các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận.