Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nguyen Duy by Nguyen Duy
Tháng 7 5, 2023
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
  2. Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
  3. Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
  4. Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa hiện nay là gì?
  5. Câu hỏi thường gặp

Trong quá trình hội nhập ngày càng phát triển thì thị trường nước ngoài luôn là mảnh đất màu mỡ cho các thương nhân. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu rất đa dạng, từ các mặt hàng nông sản như gạo, trái cây cho đến các sản phẩm diệt may, đồ thủ công mỹ nghệ,… Tuy vậy, việc vận chuyển hàng hóa luôn có nhiều rủi ro đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu sang nước khác, với quá trình vận chuyển dài và cồng kềnh. Cũng chính vì thế các thương nhân thường sẽ chọn bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu để giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro hàng hóa sảy ra. Vậy mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra sao? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa nếu không may hàng hóa gặp những thiệt hại, mất mát, rủi ro trong quá trình vận chuyển thuộc phạm vi bảo hiểm như: cháy nổ; tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp; phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh; đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, với bất kỳ vật thể khác không phải nước…

Có rất nhiều đơn vị cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cho các cá nhân, doanh nghiệp gửi hàng quốc tế. Mỗi đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ có những chính sách bảo hiểm khác nhau kèm theo mức phí theo quy định. Khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính và loại hình hàng hóa cần vận chuyển để có thể lựa chọn loại bảo hiểm hàng hóa sao cho phù hợp. Có các loại bảo hiểm hàng hóa như:

  • Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
  • Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ
  • Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không
  • Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt

Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tải xuống văn bản [13.78 KB]

Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

  • Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết, bởi khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi.
  • Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.
  • Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn.
  • Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh được nội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách.
  • Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. Trước khi ký kết bên kia phải xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa được thỏa thuận hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những điều đã được thống nhất.
  • Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.
  • Ngôn ngữ thường dùng để xây dựng hợp đồng là thứ ngôn ngữ mà hai bên cùng thông thạo.
Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ cấu chung của một văn bản hợp đồng kinh tế

a- Phần mở đầu, gồm:

  • Quốc hiệu
  • Tên hợp đồng, số và ký hiệu hợp đồng.
  • Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.
  • Những căn cứ xác lập hợp đồng

b- Những thông tin về chủ thể hợp đồng:

  • Tên
  • Ðịa chỉ
  • Các số máy Fax, telex, phone, địa chỉ email, website (nếu có)

c- Phần nội dung của văn bản hợp đồng kinh tế, thường gồm 3 cụm điều khoản:

  • Những điều khoản chủ yếu.
  • Những điều khoản thường lệ.
  • Những điều khoản tùy nghi.

d- Phần ký kết hợp đồng.

Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vì các lý do sau đây:

  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng. mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ. mất tích, không giao hàng….
  • Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.
  • Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

Vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là: “Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá?” trong quá trình chuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu.

Trong thực tế, theo thoả thuận nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá cho toàn bộ hành trình chuyên chở.

Ví dụ, nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa kể từ thời điểm nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá; hoặc nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF, thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá.

Tuy nhiên, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng có thể thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIP (carriage and Insurance paid to named destination), tức nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nhà nhập khẩu chịu. Để biết thêm về trách nhiệm của từng bên trong từng điều kiện thương mại.

Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa hiện nay là gì?

– Rủi ro là những tai nạn hoặc sự cố được xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ hay khi xảy ra những mối đe dọa đó nó sẽ gây ra những tổn thất bất lợi cho đối tượng của bảo hiểm. Các rủi ro và những tình huống xảy ra rất đa dạng và bất ngờ. Để phân loại các rủi ro có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

  • Căn cứ vào nguồn gốc mà rủi ro được sinh ra.
  • Thiên tai: là các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà con người không thể điều khiển hay chi phối được như lũ lụt, động đất, sóng thần,… Rủi ro hàng hải: Là những tai nạn xảy ra của các hoạt động ngoài biển khơi như lật úp tàu thuyền, mất tích, va chạm tàu, tàu bị mắc cạn,…
  • Rủi ro khác: Ngoài những rủi ro kể trên còn có những rủi ro khác xảy ra bất ngờ mà con người không thể kiểm soát được như: bị trộm cắp, rơi đồ hoặc vỡ hàng trong lúc vận chuyển,… Ngoài ra, còn có những rủi ro đặc biệt khác chẳng hạn như đình công, khủng bố, chiến tranh, biểu tình,…
  • Xét về các rủi ro trong phạm vi được bảo hiểm

– Những rủi ro được bảo hiểm gồm có:

  • Rủi ro được bảo hiểm thông thường: Là những rủi ro được ác bên chấp nhận theo các điều lệ thông thường như các điều kiện A, B và C bao gồm những rủi ro khi xảy ra có tính chất ngẫu nhiên và bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người. Những rủi ro được bảo hiểm thường là những rủi ro mà thiên tai ập đến như động đất, sóng thần,…và những rủi ro hàng hải cũng như những rủi ro khác trong quá trình vận chuyển hay bốc xếp xảy ra.
  • Những rủi ro được bảo hiểm riêng: Là những rủi ro mà các bên thỏa thuận đã được tách riêng ra để có thể thỏa thuận riêng, gồm các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, khủng bố, đình công,….
  • Những rủi ro không được bảo hiểm: Là những rủi ro được gây nên bởi người được bảo hiểm, những rủi ro đó sớm muộn sẽ xảy ra hoặc chắn chắn xảy ra. Và những rủi ro này sẽ không được bảo hiểm trong mọi trường hợp khi nó chắc chắn sẽ xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
  • Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
  • Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ làm Ly hôn nhanh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Những tổn thất được chấp nhận bồi thường thông qua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu?

Tổn thất hàng hóa là điều không ai muốn, tuy nhiên khách hàng cũng cần biết những mức tổn thất mà nếu có xảy ra thì sẽ được bảo hiểm bồi thường. Những tổn thất này cũng là một phần của quy định và thỏa thuận giữa bên cung cấp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Ngoài những tổn thất này thì cũng còn những tổn thất khác được quy định sau khi thống nhất giữa hai bên. Các loại tổn thất được quy định khi mua bảo hiểm hàng hóa như:
Cháy, nổ.
Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp.
Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh.
Va chạm của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước.
Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn.

Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển?

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa đường biển thường sẽ được quy định phạm vi trách nhiệm của người mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm như sau:
Điều kiện bảo hiểm C
Điều kiện này sẽ được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm vận chuyển bị thiệt hại do: tài bị đắm, chìm, mắc cạn, va chạm vào các vật thể không kể nước, chảy hoặc nổ, xếp dỡ hàng gặp nạn, phương tiện vận tải bộ bị lật, hàng bị ném khỏi tàu, phương tiện chở hàng bị mất tích khiến hàng hóa bị thất thoát.
Điều kiện bảo hiểm B
Ngoài những rủi ro trên, người mua bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường nếu xảy ra những rủi ro như:
Động đất, sét đánh, núi lửa phun trào.
Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hoặc ném khỏi tàu
Hàng bị tổn thất do quá trình xếp dỡ hàng qua lan can tàu cảng.
Điều kiện bảo hiểm A
Ngoài những điều kiện nhận bồi thường B và C như trên, nếu chủ hàng mua bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau cũng sẽ được bồi thường: mất trộm, thiếu nguyên kiện, hen rỉ hư hỏng trong quá trình vận chuyển, vỡ, ướt hay bị làm bẩn,…

Số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm được quy định như thế nào?

Giá trị bảo hiểm
Thông thường, nghiệp vụ mua bảo hiểm trong hợp đồng ngoại thương theo giá CIF (và CIP) hoặc giá CIF (CIP) và tính thêm 10% giá trị hàng hóa. 10% này là dự kiến về mức lãi của người mua. Giá trị này gọi là Tổng số tiền bảo hiểm.
Như vậy số tiền bảo hiểm sẽ là : 110% giá trị invoivce
Phí bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm khác nhau có chính sách về phí khác nhau, tuy nhiên, thường phí bảo hiểm sẽ được căn cứ vào:
Loại mặt hàng
Phương thức vận chuyển: đường biển, đường hàng không, đường bô v.v.v
Theo điều kiện bảo hiểm (A, B,C ..)
Mua sản phẩm chính và có bổ sung các sản phẩm phụ (phụ phí): Phụ phí chiến tranh, phụ phí đình công, tàu già …
Chỉ mua chặng chính cảng đến cảng hay mở rộng kho đến cảng, kho đến kho …
Phí bảo hiểm = Tổng số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tương đương : 110% giá trị invoice x Tỷ lệ phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm có VAT: 10%

4.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa hiện nay là gì?Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩuTại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Thủ tục thêm đồng sở hữu vào sổ đỏ

Thủ tục thêm đồng sở hữu vào sổ đỏ

Cách viết mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng nhà ở chuẩn

Cách viết mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng nhà ở chuẩn

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x