Xin chào Luật sư X, tôi nghe nói mới đây chính phủ đã ban hành nghị định mới quy định về các vấn đề liên quan đến hóa đơn bán hàng giảm thuế, vậy cụ thể như thế nào? Mẫu hóa đơn bán hàng giảm thuế mới ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, nếu bạn là cá nhân, tổ chức kinh doanh thì phải nắm rõ các quy định về thuế và hóa đơn bán hàng. Và mới đây chính phủ đã ban hành nghị didhj 15/2022/NĐ-CP liên quan đến các vấn đề hóa đơn bán hàng giảm thuế. Vậy cụ thể là gì? Mẫu hóa đơn bán hàng giảm thuế hiện nay? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng được giảm thuế GTGT 2%
Theo Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm thuế GTGT. Cụ thể như sau:
“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (chi tiết tại Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này).
d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì căn cứ loại hàng hóa, dịch vụ thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP để áp dụng việc giảm thuế GTGT theo quy định. Các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10% và không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%.
Quy trình và thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT năm 2022
Bước 1: Xác định đối tượng được áp dụng giảm thuế GTGT
Trước hết, cơ sở kinh doanh cần xác định ngay các hàng hóa, dịch vụ của mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15 hay không để thực hiện xuất hóa đơn với đúng mức thuế suất quy định kể từ ngày 01/02/2022.
Đối tượng được giảm thuế: Là những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng 2 điều kiện dưới đây:
- Đang áp dụng mức thuế suất VAT trước đó là 10%
- Không thuộc những nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 8% kể trên thì áp dụng mức thuế bình thường trước đó.
Bước 2: Xác định mức giảm và thời gian giảm thuế GTGT
Tiếp đó, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần xác định và hiểu rõ về mức thuế mà hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh sẽ được áp dụng dựa theo phương thức tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở KD Mức thuế GTGT trước đó Mức thuế GTGT sau khi được giảm theo Nghị quyết 43/2022/QH15
Phương pháp khấu trừ 10% 8% – (Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm)
Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) Mức tỷ lệ % tính thuế GTGT tùy theo từng loại hình dịch vụ, hàng hóa Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT
Trường hợp khác
Thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% Không được giảm thuế GTGT
Thời gian áp dụng mức giảm thuế mới: Từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 (Quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP)
Bước 3: Lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế GTGT
[UPDATE]
Ngày 20/06/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 41/2022/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/N-CP về chính sách giảm thuế GTGT 2022.
Trước đó, quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc các cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho từng mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% nhận được nhiều phản ánh là gây ra nhiều bất cập, khó khăn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Vì vậy, theo sửa đổi và bổ sung tại Điều 2, Nghị định số 41/2022/NĐ-CP quy định: Không phải lập riêng hóa đơn cho hàng hóa được giảm thuế GTGT trong năm 2022.
STT Trường hợp, đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT Quy định về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43, Nghị định 15 và Nghị định 41/2022 bổ sung
1 Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ – Tại dòng thuế suất: Ghi 8%
Ghi đầy đủ: Tiền thuế giá trị gia tăng và Tổng số tiền người mua phải thanh toán.
2 Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) – Cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.
Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.
Ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.
3 Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu)
Ví dụ minh họa về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022:
Công ty A đang kinh doanh khách sạn (ngành dịch vụ lưu trú), tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và có tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu là 5% (Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính). Như vậy, công ty A thuộc đối tượng được áp dụng mức giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022 và khi công ty A xuất hóa đơn bán hàng với giá 30 triệu thì công ty sẽ ghi hóa đơn như sau:
- Tại cột “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi “Dịch vụ lưu trú”
- Tại cột “Thành tiền”: Ghi số tiền chưa giảm thuế: 30.000.000đ
- Tại hàng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi số tiền đã giảm thuế là: 29.700.000đ**
Đồng thời ghi chú xuống dòng dưới: “Đã giảm 300.000đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”
Diễn giải chi tiết số tiền đã giảm thuế theo trường hợp ví dụ minh họa trên:
Mức thuế GTGT phải nộp của công ty A cho hóa đơn 30tr là: 30.000.000đ x 5% = 1.500.000đ
Số tiền thuế GTGT được giảm 20% là: 1.500.000đ x 20% = 300.000đ
Số tiền phải thanh toán cuối cùng của hóa đơn này là: 30.000.000đ – 300.000đ = 29.700.000đ
Lưu ý khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8% trong một số trường hợp khác
- Không phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT với các mức thuế suất khác nhau – Theo nội dung tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều cho Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
(Trước đây, tại nghị định 15/2022/NĐ-CP: Phải lập riêng hóa đơn đối với các mặt hàng/dịch vụ được áp dụng mức thuế suất 8%, 10%,… khác nhau)
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và kê khai theo mức thuế suất chưa giảm: Người bán và người mua phải lập biên bản sai sót hoặc lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điều chỉnh và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã phát hàng hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng: Thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
- Khi nộp tờ khai thuế GTGT: Nộp kèm theo Mẫu 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2022/NĐ-CP – kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
- Trường hợp hóa đơn thuế GTGT 8% có sai sót thì thực hiện xử lý sai sót đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế như thông thường.
- Trước khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã giảm thuế GTGT, doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm/dịch vụ hóa đơn điện tử đang sử dụng để xác định lộ trình đáp ứng và cập nhật phần mềm với thuế suất giảm mới còn 8%.
Mẫu hóa đơn bán hàng giảm thuế
Có thể bạn quan tâm
- Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
- Thủ tục khởi tố đảng viên như thế nào?
- Cách hủy biên lai thu phí lệ phí nhanh, đơn giản
- Trợ cấp ốm đau có chịu thuế TNCN không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu hóa đơn bán hàng giảm thuế mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định Trích lục ghi chú ly hôn; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Các cơ sở kinh doanh phải nộp Mẫu số 01 này là tất cả các cơ sở kinh doanh có nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm xuống 8% theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP trừ các dịch vụ, hàng hoá ban hành kèm theo Phụ lục I, II và III kèm Nghị định 15.
Với cơ sở kinh doanh có hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% thì sẽ nộp Mẫu số 01 kèm theo Tờ khai thuế GTGT của tháng 01/2022 muộn nhất ngày 20/02/2022 (nếu nộp theo tháng) và ngày cuối cùng của tháng (nếu nộp theo quý).
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.