Xin chào Luật sư. Tôi là Hoàng, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Sáng nay, khi ngồi nói chuyện với bạn, tôi nghe được thuật ngữ “khu phi thuế quan”, tôi không hiểu gì về từ ngữ này và cảm thấy rất tò mò, muốn hiểu biết hơn về nó. Mặc dù đã được bạn giải thích qua nhưng tôi vẫn thực sự chưa hiểu rõ về khu phi thuế quan là gì? Điều kiện thành lập và hoạt động của khu phi thuế quan ra sao? Thuế suất và mẫu hóa đơn hàng hóa bán vào khu phi thuế quan như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu hóa đơn bán hàng cho khu phi thuế quan mới nhất″ và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC
- Quyết định 100/2009/QD-TTg
Khu phi thuế quan là gì?
Quyết định 100/2009/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu cũng ghi nhận về khái niệm khu phi thuế quan như sau:
“Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.”
Theo văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC và quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khu phi thuế quan bao gồm:
- Khu chế xuất;
- Doanh nghiệp chế xuất;
- Kho bảo thuế;
- Khu bảo thuế;
- Kho ngoại quan;
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt;
- Khu thương mại – công nghiệp;
- Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều kiện thành lập khu phi thuế quan
Điều kiện để thành lập khu phi thuế quan như sau:
- Có ranh giới xác định
- Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài, có hàng rào cứng bao quanh khu (trừ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh)
- Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của Cơ quan Hải quan và các Cơ quan chức năng khác có liên quan, có Tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.
- Không có dân cư sinh sống bên trong
- Có quy chế kiểm soát hàng hóa ra vào chặt chẽ
- Mua bán hàng hóa trong khu phi thuế quan sẽ được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khu phi thuế quan có thể nằm trong Khu Công nghiệp và thỏa mãn yêu cầu trên.
Hoạt động của khu phi thuế quan
Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại dặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan: ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động trong khu phi thuế quan:
- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
Các hoạt động quy định nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan
Những đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
+ Thương nhân Việt Nam.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
+ Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Danh sách khu vực phi thuế quan
Theo Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC và Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm:
Khu phi thuế quan bao gồm:
Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.
Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.
Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Thuế suất và hóa đơn hàng hóa bán vào khu phi thuế quan
Thuế GTGT
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1 quy định về thuế suất 0% như sau:
“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0%. Tuy nhiên để được áp dụng mức thuế suất 0% doanh nghiệp phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Hóa đơn chứng từ khi bán hàng vào khu phi thuế quan
Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan doanh nghiệp phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định.
Tải xuống mẫu hóa đơn bán hàng cho khu phi thuế quan
Bạn có thể tải xuống mẫu hóa đơn bán hàng cho khu phi thuế quan mới nhất tại đây:
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh như thế nào theo quy định 2022
- Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2022
- Quy định về tặng Huy hiệu Đảng như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu hóa đơn bán hàng cho khu phi thuế quan mới nhất″ . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý như: thủ tục tạm ngưng công ty, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, thủ tục giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khu phi thuế quan có những ưu điểm sau:
+ Khu phi thuế quan góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Những khu phi thuế quan được xây dựng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo những kỹ năng cho người lao động ngày càng nâng cao tay nghề hơn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trao đổi hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu. Khu phi thuế quan có thể phục vụ cho các tư nhân trẻ cũng như doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có cơ hội tiếp xúc và thương lượng với nhau trên các cửa khẩu khác nhau. Là cầu nối cho sự giao lưu và hội nhập sản phẩm hàng hóa với thị trường quốc tế trong và ngoài nước.
+ Tạo nên những ưu đãi về thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Trong khu vực phi thuế quan doanh nghiệp có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi. Cụ thể, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài được miễn giảm thuế, không phải chịu bất kỳ một loại thuế thu nhập cá nhân hay thuế giá trị gia tăng nào.
Khu phi thuế quan có những nhược điểm sau:
+ Khu phi thuế quan có thể kiểm định được chất lượng sản phẩm, kiểm soát, giám sát một phần nào những người xuất – nhập cảnh vào Việt Nam nhưng vẫn còn để xảy ra những tình trạng như thực phẩm bẩn hay không đạt yêu cầu về sức khỏe bị trà trộn vào Việt Nam. Quản lý về con người nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng rất nhiều người nhập cư trái quy định pháp luật hoặc di cư một cách vô tội vạ.
+ Khu thuế quan kiểm tra và thu thuế, những ưu đãi, những chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với thuế quan cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đối với đất nước. Làm tăng tình trạng hàng hóa khiến sản phẩm thị trường hàng hóa của Việt Nam bị tiêu thụ chậm lại do những mặt hàng của nước ngoài du nhập vào đa phần đều là những loại hàng hóa giá rẻ hơn mà kiểu sản phẩm có phần lại tương tự nên đã ảnh hưởng rất nhiều tới hàng hóa trong nước.
Câu trả lời là có được hoàn thuế.
Theo Tổng cục Hải quan, Khoản 1, Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 quy định: Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hoá XNK và phương tiện hành khác XNC, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK.
Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ cũng quy định: Hàng hoá NK đã nộp thuế NK nhưng phải tái xuất được hoàn thuế NK và không phải nộp thuế XK gồm: Hàng hoá NK nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hoá phải được thực hiện bởi người NK ban đầu hoặc người được người NK ban đầu uỷ quyền, uỷ thác XK.