Giảm trừ gia cảnh được biết đến là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, từ hoạt động kinh doanh hay từ tiền công theo quy định pháp luật về người nộp thuế là cá nhân cư trú. Đơn xin xác nhận giảm trừ gia cảnh là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc xác nhận giảm trừ, đồng thời là mẫu đơn ghi nhận các thông tin cá nhân, hộ gia đình là đề nghị xác nhận giảm trừ gia cảnh. Nội dung bài viết sau, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Việc giảm trừ gia cảnh dựa trên nguyên tắc nào?
Có thể thấy rằng việc ghi nhận quyền được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, đồng thời đảm bảo công bằng cho những đối tượng nộp thực hiện nộp thuế. Việc giảm trừ gia cảnh tạo điều kiện cho người chịu thuế thu nhập cá nhân để họ thực hiện các nghĩa vụ vật chất mang tính đạo đức đối với những người thân trong gia đình. Việc giảm trừ gia cảnh sẽ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
+ Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế: 9.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 108.000.000 đồng/người/năm.
+ Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế.
+ Trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng, tương ứng 43.200.000 đồng/người/năm.
+ Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
+ Người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
+ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
+ Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế (do đó người nộp thuế nào có mức lương cao hơn thì nên đăng ký người phụ thuộc)
Quy định về người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh như thế nào?
Việc giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế bên cạnh việc có ý nghĩa tạo điều kiện cho người chịu thuế thu nhập cá nhân để họ thực hiện các nghĩa vụ vật chất đối với các thành viên trong gia đình, như vậy đối với các thành viên trong gia đình, những người thân thích là một trong những nét truyền thống văn hóa phổ biến tại các quốc gia phương Đông. Chính vì thế, quy định về việc giảm thuế với người phụ thuộc sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước. Pháp luật hiện nay có quy định về người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau:
Đối với người phụ thuộc là con: Con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú.
– Người phụ thuộc là con gồm những đối tượng sau:
+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc gồm các giấy tờ sau:
+ Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với con bị khuyết tật.
+ Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề đối với con đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học….
+ Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp con nhận nuôi, con riêng, con ngoài giá thú….
Đối với người phụ thuộc là vợ, chồng
– Người phụ thuộc là vợ, chồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nếu vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
+ Nếu vợ hoặc chồng ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc gồm:
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân.
+ Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với người phụ thuộc là cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện sau:
– Nếu đối tượng trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Nếu đối tượng ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân.
+ Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Nếu trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng như anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột và người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật thì phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Nếu đối tượng trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Nếu đối tượng ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Mẫu hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ mới năm 2022
- Tra cứu người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
- Hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người không nơi nương tựa
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định hiện hành như sau:
Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Như vậy, một người học xong đại học thì không được tính là đối tượng người phụ thuộc để làm giảm trừ đối với người phụ thuộc.
– Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
– Mức giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội 8%; bảo hiểm y tế 1,5%; bảo hiểm thất nghiệp 1%.
– Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
Quy định về giảm trừ gia cảnh áp dụng chung cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công, không phân biệt đang trong giai đoạn thử việc hay đã ký hợp đồng lao động, miễn là có thu nhập từ tiền lương, tiền công đủ điều kiện tính thuế TNCN thì sẽ được áp dụng tính giảm trừ gia cảnh bình thường. Vì vậy, người lao động đang trong giai đoạn thử việc sẽ vẫn được giảm trừ gia cảnh theo quy định khi thực hiện việc khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân.