Mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là tài liệu thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất các thông tin liên quan tới nhãn hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ và thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu.. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, Mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ là giấy tờ bắt buộc. Do đó, nếu bạn muốn đăng ký sở hữu trí tuệ, cần phải nắm được biểu mẫu này. Luật sư X xin cung cấp tới bạn đọc mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Nội dung tư vấn
Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký sở hữu trí tuệ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết của chủ sở hữu để bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, việc đăng ký sẽ giúp khách hàng được độc quyền sử dụng sản phẩm đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ không những thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác mà còn giúp doanh nghiệp được bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu trí tuệ đó, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Các loại đăng ký sở hữu trí tuệ
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Các loại đăng ký sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp: Đăng ký nhãn hiệu; Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích; Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan: Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả + Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
- Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng : Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Điều kiện với mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp; + Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
- Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp;
- 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
- 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
- Tài liệu khác liên quan (nếu có)
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
- Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
- Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
- Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
- 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau. Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
- Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
- Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký; + Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv
Mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Cách viết tờ khai đăng ký sở hữu trí tuệ
Ô số 1: Khách hàng sẽ dán mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký vào Ô số 1 sao cho kích thước mẫu nhãn hiệu không vướt quá hình ô số 1 (thông thường kích thước sẽ nhỏ hơn 8cm x 8cm)
Màu sắc & Mô tả nhãn hiệu:
Màu sắc: Khách hàng sẽ ghi tất cả những màu có trong nhãn hiệu: Đen, Trắng, Xanh, Nâu Đỏ….vv.
Mô tả nhãn hiệu: Khách hàng sẽ mô tả sơ qua nhãn hiệu để chuyên viên hiểu rõ nhãn hiệu ví dụ: Nhãn hiệu HONDA & Hình sẽ mô tả như sau: Nhãn hiệu bao gồm 02 phần là phần hình & phần chữ trong đó phần chữ là chữ HONDA được viết in hoa màu đen, HONDA là từ tự đặt và không có nghĩa. Phần hình là hình biểu tượng quả địa cầu cách điệu
Ô số 2: Thông tin chủ đơn: Khách hàng điền đầy đủ thông tin chủ đơn như tên Công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ cá nhân, điện thoại, email, fax;
Ô số 3: Ghi thông tin người đại diện theo pháp luật của chủ đơn và tích vào ô “là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn”, cá nhân nộp đơn không phải ghi ô số 3;
Ô số 8: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên)
Ô số 4: Không ghi khi không có yêu cầu
Ô số 5: Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký. Thông thường sẽ tích vào các ô sau: Dòng thứ 1, 4, 5, 7 và Tổng chi phí là 660.000 VND
Ô số 6: Tích vào các ô sau: Dòng thứ 1, 2, 3,
Ô số 7: Ghi danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu dự định đăng ký
Mời bạn đọc xem thêm:
- Quy định về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ năm 2023
- Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được quy định ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về Đổi tên căn cước công dân thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Địa chỉ nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ gồm 03 cơ quan đăng ký như sau:
– Cục sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.
– Cục bản quyền tác giả Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
– Cục Trồng Trọt Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nộ
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau, thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng,…
Hiện nay, đăng ký sở hữu trí tuệ gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng