Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên tham gia bảo hiểm, người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thỏa thuận các sự kiện bảo hiểm thông qua ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nhằm dựa trên các căn cứ về sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng theo luật định khi xảy ra sự kiện bảo hiểm doanh nghiệp có nghĩa vụ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên thụ hưởng bảo hiểm. Vậy khi nào người mua yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành và văn bản yêu cầu trả tiền bảo hiểm cần soạn thảo đúng chuẩn như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X giải đáp chi tiết về các vấn đề trên cùng với đó hướng dẫn tải ngay mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023. Mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
Trường hợp yêu cầu trả tiền bảo hiểm
Căn cứ Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường như sau:
Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Theo đó, thời hạn để bên mua bảo hiểm yêu cầu trả tiền bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Tải ngay mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023
Khi cá nhân, tổ chức là chủ thể mua bảo hiểm thuộc các trường hợp được yêu cầu trả tiền bảo hiểm cần thực hiện soạn văn bản yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Dưới đây Luật sư X cung cấp mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023. Mời các bạn xem và tải xuống ngay mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023.
Thời hạn trả tiền bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu thời hạn trả tiền bảo hiểm như sau:
“ Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”
“Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất đối với số tiền chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự“
Theo quy định trên thì trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường. Nếu quá thời hạn quy định trên doanh nghiệp bảo hiểm không giải quyết sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật và với người mua bảo hiểm.
Thời hạn tối đa 15 ngày nói trên là quy định cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có quyền đề ra thời hạn ngắn hơn 15 ngày hoặc bằng.Còn trong trường hợp mà hợp đồng đã có thỏa thuận thì sẽ tuân theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng thời hạn này không nên quá dài vì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
Tải ngay mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023
Doanh nghiệp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp
Căn cứ theo Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định các trường hợp không trả tiền bảo hiểm như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, không phải cứ tham gia bảo hiểm là mọi tổn thất đều được bảo hiểm thanh toán. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được thực hiện theo các quy định đã được trích dẫn ở trên.
Xử lý hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ quy định Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 49 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:
Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, với số tiền chiếm đoạt từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội với số tiền chiếm đoạt 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người nào thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 07 năm
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý: Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. (Điều 77 Bộ luật Hình sự 2015)
Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu cải chính giấy khai sinh mới năm 2023
- Nộp thuế theo phương pháp kê khai là gì?
- Mẫu đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Tải ngay mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục xác nhận thông tin hộ tịch, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm như sau:
Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được từ chối hoặc trì hoãn thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên mua bảo hiểm kể cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tái bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận.
2. Doanh nghiệp, tổ chức nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, khi cả hai bên trong hợp đồng bảo hiểm thống nhất về việc tái bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Và khi thực hiện tái bảo hiểm thì doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Đồng thời bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm như sau:
1. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
2. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định trên người mua bảo hiểm có thể chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho người khác trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định, đồng thời phải có văn bản chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm cho việc chuyển giao đó.