Chào luật sư, tôi năm nay 32 tuổi không may mắn gặp tai nạn giao thông lúc đi làm về thì bị một chiếc xe ô tô đi ngược chiều tông trúng rồi bỏ trốn, dẫn đến tôi bị liệt hoàn toàn 2 chân và không có khả năng hồi phục. Vì hoàn cảnh khó khăn, mất việc do bị tai nạn nên không có đủ kinh tế trang trải cho cuộc sống hiện tại. Bạn tôi khuyên nên làm giấy xác nhận khuyết tật để xin hỗ trợ và được hưởng các chính sách giành cho người khuyết tật của nhà nước. Vậy mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất hiện nay ra sao?
Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Các chế độ cho người khuyết tật
Hiện nay, đối người khuyết tật thì nhà nước có rất nhiều chế độ hỗ trợ cho người khuyết tật, trong đó có trợ cấp về tài chính, hỗ trợ y tế khi khám chữa bệnh hay các chính sách hỗ trợ khi đến các cơ sở hỗ trợ giành cho người khuyết tật, điều này cũng tạo điều kiện, động lực cho người khuyết tật có thể sinh sống và làm việc. Các chế độ này được quy định như sau:
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về mức hỗ trợ, từ 01/7/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên 360.000 đồng/tháng (thay vì 270.000 đồng/tháng như quy định trước đây). Theo đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 20, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
- 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;
- 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 9, người khuyết tật thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Bên cạnh đó, họ còn được trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề .
Chế độ cho người khuyết tật được chăm sóc tại cộng đồng
Theo Điều 18 Nghị định 20, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng:
- 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;
- 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề;
- Hỗ trợ chi phí mai táng;
Đồng thời, khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ:
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
Đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật thì được hưởng chế độ sau:
- Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
- 540.000 đồng với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
- Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ là 360.000 đồng.
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc:
- 540.000 đồng đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- 900.000 đồng đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
- Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Chính sách đối với người khuyết tật tại các cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ Điều 25,26 Nghị định 20, người khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được hỗ trợ như sau:
- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng là:
- 1.800.000 đồng đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
- 1.440.000 đồng đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 18 triệu đồng.
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
- Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
- Được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
- Từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
- Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
- Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Các dạng tật và mức độ khuyết tật
Nếu muốn hưởng trợ cấp khuyết tật hoặc làm giấy xác nhận khuyết tật thì trước tiên người có nhu cầu phải xác định rằng mình có thuộc vào đối tượng được tính là khuyết tật theo quy định không và xác nhận dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật. Hiện nay, khuyết tật cũng chia ra thành nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau dựa vào tiêu chuẩn mức độ và biểu hiện cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010 và Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, người khuyết tật được chia thành 03 loại mức độ khuyết tật sau đây:
STT | Mức độkhuyết tật | Biểu hiện |
1 | Đặc biệt nặng | – Mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các công việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày như đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… do khuyết tật.- Cần phải có người khác trợ giúp, theo dõi, chăm sóc hoàn toàn. |
2 | Nặng | – Mất một phần/suy giảm chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện một số hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… do khuyết tật.- Cần có người trợ giúp, theo dõi, chăm sóc. |
3 | Nhẹ | Là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp nêu trên |
Như vậy, pháp luật hiện đang quy định có 03 mức độ khuyết tật lần lượt theo thứ tự là khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ.
Ngoài ra, bên cạnh 03 mức độ khuyết tật, Luật Người khuyết tật và Nghị định 28 năm 2012 còn quy định về 06 dạng khuyết tật. Cụ thể gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác.
Tương ứng với tên của từng dạng tật là các biểu hiện của nó, như sau:
Stt | Dạng tật | Biểu hiện |
1 | Khuyết tật vận động | Giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển |
2 | Khuyết tật nghe, nói | Giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói |
3 | Khuyết tật nhìn | Giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường |
4 | Khuyết tật thần kinh, tâm thần | Rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường |
5 | Khuyết tật trí tuệ | Giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc |
6 | Khuyết tật khác | Giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên |
Mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023
Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật cần những giấy tờ gì?
Như nội dung mà Luật sư X đã trình bày như trên thì khuyết tật cũng chia ra thành nhiều mức độ khác nhau, tùy vào mức độ khuyết tật mà sẽ nhận những chính sách hỗ trợ khác nhau. Cũng chính vì thế, để nhận hỗ trợ thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật theo quy định. Hồ sơ cụ thể bao gồm:
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ đề nghị xác định mức độ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
(2) Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
(3) Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
(4) Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Điều 20 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về xác định lại mức độ khuyết tật, theo đó:
Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
Như vậy, luật không quy định sau thời gian bao lâu thì người khuyết tật cần phải xác định lại mức độ khuyết tật của mình. Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật có thể đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật khi mà có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
Mẫu đơn xin xác nhận khuyết tật là cơ sở để Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, từ đó giúp họ có thể được hưởng những quyền lợi, chính sách của Nhà nước.
– Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, quy định người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định các dạng tật, bao gồm:
“Điều 2. Dạng tật
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp của chú bạn đã bị mù hai mắt, làm mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường nên có thể xem là khuyết tật nhìn.