Chào luật sư, tôi và anh trai hợp tác kinh doanh mở quán ốc đủ loại và đồ nướng, tôi góp sức và vốn còn anh trai cho mượn mặt bằng kinh doanh bằng hình thức ủy quyền sử dụng đất cho tôi. Tuy nhiên vì đây là lần đầu chúng tôi làm giấy ủy quyền sử dụng đất nên không biết làm như thế nào hay cần nội dung gì bắt buộc, do là anh em ruột cùng làm ăn nên chúng tôi chỉ muốn làm giấy ủy quyền đơn giản cho nhanh thủ tục. Vậy mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của quý đọc giả đã đưa ra, để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Theo đó, ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện được pháp luật ghi nhận. Có thể hiểu, ủy quyền sử dụng đất là việc một bên ủy quyền cho bên khác để thay mình thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi được phép.
Các trường hợp ủy quyền sử dụng đất thường là: ủy quyền cho người khác để phân chia đất, ủy quyền mua bán đất, ủy quyền cho thuê đất…
Việc ủy quyền sử dụng đất được xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền sử dụng đất hoặc Giấy ủy quyền sử dụng đất.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất là loại văn bản quan trọng được sử dụng khi chủ sở hữu muốn ủy quyền sử dụng hợp pháp cho các cá nhân hoặc tổ chức thay mình sử dụng đất. Trên thực tế, vì một số lý do nhất định mà chủ sở hữu đất không thể trực tiếp đứng ra hoàn thành thủ tục liên quan đến đất đai có thể ủy quyền lại cho người thân, bạn bè,… đứng ra thực hiện các giấy tờ như mua bán đất, mua bán các tài sản liên quan đến đất.
Nhìn chung, các mẫu giấy ủy quyền khá đơn giản nhưng các nội dung cần được trình bày rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, giấy ủy quyền sử dụng đất cần được trình bày rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, giấy ủy quyền sử dụng đất cần được công chứng tại các Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa cả bên mua và bán đất, tránh các tranh chấp không đáng có về sau.
Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng đất
Hiện nay, nội dung về giấy ủy quyền sử dụng đất chưa được ghi nhận trong pháp luật do đó, nội dung của giấy ủy quyền cũng chưa được ghi nhận. Tuy nhiên, giấy ủy quyền sử dụng đất cần có một số nội dung sau:
- Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: bao gồm họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… .
- Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện
- Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin về mảng đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Thời gian ủy quyền: Cần phải ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
- Phạm vi ủy quyền: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên
- Có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất mới chi tiết
Cách viết giấy ủy quyền sử dụng đất năm 2023
Từ mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất trên, có thể quý bạn đọc đã có cái nhìn khái quát về các nội dung cần có trên giấy ủy quyền sử dụng đất. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết chi tiết hơn về giấy ủy quyền này.
- Trước hết, ở đầu trang phải có phần Quốc hiệu và tiêu ngữ. Cụ thể là cụm từ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết ở giữa trang giấy.
- Tiếp đến là phần tiêu đề của giấy ủy quyền, cụ thể là “GIẤY ỦY QUYỀN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT” cũng được viết ở giữa trang giấy, phía dưới dòng Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Một nội dung rất cơ bản nhưng bắt buộc phải được ghi trong giấy ủy quyền sử dụng đất chính là thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, bao gồm: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; quốc tịch; số điện thoại…Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
- Tiếp đến là phần chính của giấy ủy quyền sử dụng đất, chính là phần “NỘI DUNG ỦY QUYỀN”. Trong phần này cần ghi rõ ràng và cụ thể các nội dung như sau: Số thửa đất; hạng đất; loại đất; Diện tích thửa đất; Thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… và các nội dung khác có liên quan đến mảnh đất cần ủy quyền.
- Phần thời gian ủy quyền: Nên ghi rõ từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
- Tiếp đến, nên ghi rõ quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền để các bên có thể căn cứ vào đó để thực hiện công việc ủy quyền một cách chính xác.
- Cuối cùng là xác nhận của các bên bằng chữ ký ở cuối trang.
Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực?
Giấy ủy quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh sự giao kết hợp đồng ủy quyền của các bên chủ thể trong hợp đồng, để tránh tranh chấp xảy ra thì ngoài soạn ra nội dung thỏa thuận hợp lý, đảm bảo hình thức và nội dung ra thì nhiều người dân còn muốn công chứng, chức thực để yên tâm. Vậy giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực? Luật sư X xin trình bày như sau:
Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay không có thủ tục công chứng Giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền.
Mặt khác, theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến Giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, Giấy ủy quyền sử dụng đất chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên thì Giấy ủy quyền sử dụng đất là giấy tờ liên quan đến sử dụng bất động sản, do đó vẫn cần chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền.
Thủ tục ủy quyền sử dụng đất thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Như vậy, trường hợp ủy quyền sử dụng đất, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền sử dụng đất phải được chứng thực chữ ký theo quy định.
Khi đó, bên ủy quyền cần chuẩn bị các giấy tờ:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (trường hợp ủy quyền về tài sản chung thì cần giấy tờ cả vợ và chồng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền tài sản chung như nhà đất…);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu
- Một số giấy tờ khác theo yêu cầu.
Thủ tục ủy quyền sử dụng đất
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền chuẩn bị các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực Giấy ủy quyền
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bên ủy quyền liên hệ với phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng hoăc chứng thực giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều lý do để lập hợp đồng ủy quyền định đoạt nhà đất, nhưng thông thường và ngày càng trở nên phổ biến hiện nay là nhằm mục đích che giấu một giao dịch chuyển nhượng nhà đất mà nguyên nhân chính là do:
Bên mua nhà không đủ điều kiện để sở hữu nhà ở ở Việt Nam, hoặc/và
Nhà đất chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, hoặc/và
Để trốn thuế.
Có thể nói hợp đồng ủy quyền định đoạt nhà đất chính là một giao dịch đường vòng nhằm đáp ứng được nhu cầu mua bán của các bên. Cụ thể các bên trong giao dịch sẽ lập ra 02 hợp đồng:
Hợp đồng mua bán nhà đất: ghi nhận ý chí đích thực của các bên trong hợp đồng: đặc điểm của nhà đất, giá bán, nghĩa vụ thanh toán,…Tuy nhiên hợp đồng này không được đem đi công chứng và việc chuyển nhượng cũng sẽ không được đăng ký.
Hợp đồng ủy quyền: bên bán (bên ủy quyền) ủy quyền cho bên mua (bên được ủy quyền) toàn bộ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất. Để bảo đảm cho giao dịch, hợp đồng ủy quyền thường sẽ được công chứng.
Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản.
Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Điểm b Khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền chuyển nhượng nhà đất là người ủy quyền. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì vẫn có thể thực hiện theo thỏa thuận.