Ngày nay, nhiều trường hợp vì cuộc sống mưu sinh và hoàn cảnh khó khăn mà các bố mẹ không thể trực tiếp nuôi dưỡng con. Họ phải để con cho ông bà nuôi dưỡng. Nhưng về pháp lý để bảo đảm quyền lợi cho trẻ em cũng như để quyết định cho mọi quyền lợi trẻ em. Bố mẹ cần phải thực hiện giấy ủy quyền cho ông bà nuôi dưỡng con. Vậy văn bản ủy quyền nuôi con cho ông bà thực hiện như thế nào? Sau đây hãy cũng Luật sư X tìm hiểu các nội dung về ủy quyền nuôi con theo quy định pháp luật cũng như hướng dẫn tải mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà năm 2023. Mời các bạn đón xem bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền nuôi con là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Do đó, có thể hiểu ủy quyền nuôi con là việc bố, mẹ cho phép người khác thực hiện quyền của mình đối với con cái một cách hợp pháp để đưa ra những quyết định bảo vệ quyền lợi cho con.
Như vậy, giấy ủy quyền nuôi con chính là một hình thức bằng văn bản thể hiện việc ủy quyền của bố, mẹ cho một người khác nuôi dưỡng và chăm sóc con của mình.
Hình thức ủy quyền
Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà năm 2023
Giấy ủy quyền nuôi con có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà năm 2023
Hướng dẫn thực hiện giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà năm 2023
Nội dung chính cơ bản của một giấy ủy quyền nuôi con bao gồm:
– Ngày tháng năm làm giấy ủy quyền nuôi con;
Bên ủy quyền
– Họ tên, năm sinh bên ủy quyền;
– Số Căn cước công dân ngày cấp, nơi cấp;
– Nơi đăng ký HKTT của bên ủy quyền;
– Nơi ở hiện nay bên ủy quyền;
Bên nhận ủy quyền
– Họ tên, năm sinh bên nhận ủy quyền;
– Số Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp;
– Nơi đăng ký HKTT của bên nhận ủy quyền;
– Nơi ở hiện nay bên nhận ủy quyền;
Nội dung của giấy ủy quyền nuôi con
Bên nhận ủy quyền được phép trực tiếp thay mặt và nhân danh bên ủy quyền thực hiện các nội dung công việc sau đây:
– Chăm nom, dưỡng dục và chăm lo chăm sóc cho con cái người ủy quyền trong khoảng thời gian người ủy quyền đó có việc phải làm.
– Đại diện cho người ủy quyền nuôi con thực hiện các nội dung công việc liên quan đến các công việc học tập của con người ủy quyền, chăm lo cho việc học tập và rèn luyện của con cũng như trực tiếp làm việc với Ban giám hiệu nhà trường.
– Đại diện cho người ủy quyền thực hiện những thủ tục pháp luật về hành chính để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho con người ủy quyền.
– Thù lao về việc ủy quyền nuôi con: Không.
– Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày giấy ủy quyền trên được xác lập cho đến khi người ủy quyền phải hoàn tất công việc cá nhân và quay về trực tiếp nuôi dưỡng con cái hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật hiện hành về nội dung này.
– Lời cam đoan của người ủy quyền nuôi con.
– Giấy ủy quyền nuôi con này được xác lập thành 02 bản giao cho Bên ủy quyền nuôi con 01 bản; Bên nhận ủy quyền nuôi con 01.
Khi viết đơn ủy quyền, người làm đơn cần phải thận trọng tránh kê khai sai sót những thông tin cá nhân của cả 02 bên, việc xác lập đơn ủy quyền giữa 02 bên phải được dựa trên tinh thần tự nguyện và thống nhất chặt chẽ về ý chí giữa 02 bên, trong phần nội dung ủy quyền trên cần phải thể hiện rõ ràng ý chí của bên ủy quyền tránh lạm dụng đến mức quá nhiều về nội dung ủy quyền.
Thủ tục uỷ quyền nuôi con cho ông bà năm 2023
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy tờ của hai bên uỷ quyền: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của cha mẹ với người được uỷ quyền; giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của vợ chồng bên uỷ quyền và giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con của bên uỷ quyền.
- Giấy tờ về việc uỷ quyền: Tuỳ vào từng tình huống uỷ quyền mà chuẩn bị giấy tờ phù hợp. Ví dụ uỷ quyền quản lý tài sản cho con khi cha mẹ đi vắng thì cần có giấy tờ về tài sản như sổ đỏ hoặc sổ hồng, sổ tiết kiệm… nếu uỷ quyền về việc thay mặt cha mẹ trong vụ án của con thì cần có giấy mời hoặc giấy triệu tập…
Hình thức thực hiện: Vì uỷ quyền là thủ tục mà không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc công chứng hoặc chứng thực sẽ do các bên quyết định.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn đơn phương ly hôn mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng ủy quyền toàn phần mới năm 2023
- Mẫu đơn xác nhận con thương binh bệnh binh mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc ủy quyền nuôi con bản chất là giao dịch dân sự giữa người cha và người mẹ, cùng thỏa thuận và thống nhất về thời điểm nuôi con, phụ cấp, cấp dưỡng nuôi con và các thỏa thuận khác (không trái đạo đức, không vi phạm sự tự nguyện,…). Văn bản ủy quyền nuôi con, pháp luật không quy định việc đảm bảo hình thức (bằng văn bản, có chứng thực, công chứng, nộp tại cơ quan Nhà nước,…). Do đó, người cha và người mẹ hoàn toàn có thể tự thỏa thuận (bằng miệng, bằng văn bản), và lựa chọn việc có công chứng, chứng thực văn bản.
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
– Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Căn cứ tại Điều 104 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo đó, ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
Căn cứ tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậy, cháu sẽ được giao cho ông bà giám hộ khi người giám hộ đương nhiên của người chưa vị thành niên thuộc trường hợp tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 và anh chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ.