Trợ cấp xã hội là một trong những chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội. Giúp các đối tượng yếu thế và khả năng tạo ra kinh tế kém đỡ lo hơn về các vấn đề trang trải cuộc sống. Để nhận đucợ trợ cấp xã hội, người trong diện được hưởng trợ cấp phải đi làm thủ tục đăng ký xét nhận trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị hạn chế đi lại, không đủ sức khỏe hoặc có việc không thể đến đăng ký theo quy định thì có thể ủy quyền cho người khác. Vậy mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội năm 2023 ra sao? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp xã hội là gì?
Trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Nguyên tắc về chính sách trợ giúp xã hội
Theo Điều 3 Nghị định /2021/NĐ-CP, nguyên tắc về chính sách trợ giúp xã hội được quy định như sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Mức hưởng trợ cấp xã hội năm 2023
Mức hưởng trợ cấp xã hội năm 2023 tùy vào các đối tượng khác nhau sẽ có các mức hưởng khác nhau. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này (đối tượng hưởng trợ cấp) được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này: hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội năm 2023
Cách làm giấy ủy quyền nhận thay tiền trợ cấp xã hội
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền tiền trợ cấp xã hội được quy định tại Quyết định số 166/QĐ – BHXH. Được thể hiện chung trong hình thức của mẫu giấy ủy quyền. Tùy từng nhu cầu thực tế, người ủy quyền cung cấp thông tin về nội dung và thời hạn ủy quyền. Để triển khai trong nhu cầu ủy quyền nhận tiền lương hưu, hay ủy quyền nhận tiền trợ cấp xã hội.
Trong đó, các thông tin cần triển khai trong giấy ủy quyền bao gồm:
– Ghi đầy đủ địa chỉ:
Các chủ thể có liên quan phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân.
- Các thông tin trong Chứng minh thư nhân dân. Địa chỉ thường trú, tạm chú. Cung cấp số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố).
Trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù. Ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố). Qua đó giúp nhận diện nhanh chóng và chân thực nhất lý do ủy quyền.
– Ghi rõ nội dung ủy quyền như:
Làm loại thủ tục gì: Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì? Đây là nội dung để xác định quyền lợi, chế độ mà bên ủy quyền đang được hưởng. Từ đó giấy ủy quyền mới mang ý nghĩa chuyển một phần quyền cho người được ủy quyền.
Nếu nội dung ủy quyền phải xác định quyền, nghĩa vụ và các công việc người ủy quyền đảm nhận. Trong trường hợp muốn nhận tiền chế độ phải mất thêm thủ tục giấy tờ phải cung cấp. Nếu người ủy quyền cả làm đơn, làm hồ sơ thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn. Hoặc chỉ ủy quyền để nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp. Việc xác định nội dung giúp khoanh vùng các quyền lợi cho bên được ủy quyền. Để thực hiện đúng, đủ và hiệu quả theo giấy ủy quyền.
– Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn có ý nghĩa xác định thời điểm kết thúc trao quyền. Có ý nghĩa quan trọng ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên, do các bên tự thỏa thuận. Phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Hoặc trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Nếu ủy quyền thực hiện một công việc duy nhất, thì sau khi hoàn thành công việc giấy ủy quyền cũng hết hiệu lực. Các quy ước đó giúp xác định thời điểm, quyền và nghĩa vụ tương ứng. Làm cơ sở theo dõi, giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền:
Là chứng thực được thực hiện bởi một cơ quan sau:
- Chính quyền địa phương.
- Phòng Công chứng.
- Của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam.
- Của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
Tùy thuộc vào thực tế hoàn cảnh của người ủy quyền để xác định cơ quan có thẩm quyền xác thực. Các chứng thực chữ ký đảm bảo thể hiện đúng nhu cầu, tự nguyện ủy quyền. Người ủy quyền đang tỉnh táo, tin tưởng người được ủy quyền. Muốn người được ủy quyền cần thay họ thực hiện nhận tiền cho chế độ được hưởng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá dịch vụ sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và giấy báo tử của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.