Chào Luật sư X, gia đình tôi sinh sống tại một xã nhỏ, lại thuộc diện hộ nghèo có con dưới 18 tuổi còn đi học vì thế gia đình tôi được xã hỗ trợ làm thủ tục nhận trợ cấp hằng tháng. Nhưng do thời gian sắp tới gia đình tôi phải sắp xếp về quê ở Vĩnh Long để chăm sóc cha già đang bệnh ung thư gan giai đoạn 2 và đang chuyển biến nặng hơn, vì thế có thể tôi sẽ không về nhận trợ cấp hằng tháng kịp nên tôi muốn ủy quyền lại một người khác sống trong xã để nhận giúp. Vậy mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp là gì?
Trợ cấp là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định, ví dụ như người lao động mất việc làm, người có công với cách mạng,…
Phân loại trợ cấp
Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp trợ cấp là gì? và nhận diện đúng các khoản trợ cấp, chúng tôi đưa ra một số thông tin về các loại trợ cấp.
Hiện nay pháp luật có quy định một số đối tượng sau được hưởng trợ cấp như:
– Người lao động, công chức, viên chức được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tương ứng với khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
– Người có công với cách mạng, thương binh liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo chính sách của pháp luật đối với người có công với cách mạng
– Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật
– Trợ cấp của Chính Phủ đối với doanh nghiệp.
Căn cứ vào loại trợ cấp, một số khoản trợ cấp bị xác định thuộc vào thu nhập bị tính thuế thu nhập cá nhân, một số khác thì không. Tùy thuộc vào loại trợ cấp mà hồ sơ hưởng trợ cấp cũng khác nhau.
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý vị thông tin về một số khoản trợ cấp quan trọng mà người lao động có thể được hưởng theo quy định của pháp luật lao động và trợ cấp đối với đối tượng có công với cách mạng, đối tượng được bảo trợ xã hội.
1/ Trợ cấp dành cho người lao động, công chức, viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động có thể được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:
- Trợ cấp thôi việc trong trường hợp bị thôi việc thuộc các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 BLLĐ 2012 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên
- Trợ cấp mất việc đối với trường hợp người lao động bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu vì lý do kinh tế hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.
- Trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động
- Trợ cấp thai sản đối với phụ nữ mang thai, nhận nuôi con nuôi
- Trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh phải điều trị dài ngày
- Trợ cấp hưu trí đối với đối tượng đã đủ tuổi nghỉ hưu và tham gia đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Trợ cấp tử tuất đối với người lao động thuộc diện được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà mức trợ cấp các đối tượng này được hưởng sẽ khác nhau. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể mà cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật.
2/ Trợ cấp xã hội đối với đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội:
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
- Mồ côi cả cha và mẹ;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
– Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
– Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Những người thuộc danh sách trên sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là mức chuẩn trợ cấp xã hội nhân với hệ số trợ cấp. ( theo quy định hiện tại mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng /tháng/người). Hệ số trợ cấp Quý vị vui lòng tham khảo chi tiết tại điều 6 nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã haội. Để được hưởng trợ cấp xã hội, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng thường trú. Hồ sơ đề nghị được quy định chi tiết tại khoản 1 điều 17 Nghị định 140/NĐ-CP.
3/ Trợ cấp đối với người có công với cách mạng
Đây là chính sách của nhà nước để thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thời chiến. Những đối tượng thuộc danh sách theo phụ lục I và phụ lục II, phụ lục III kèm theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng sẽ được hưởng mức trợ cấp tương ứng theo quy định cụ thể tại Phụ lục này.
4/ Trợ cấp của Chính Phủ dành cho doanh nghiệp
Đây là hình thức nhà nước sử dụng một số hình thức ưu đãi nhất định dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định để hỗ trợ các doanh nghiệp này có được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác. Có rất nhiều hình thức trợ cấp có thể được áp dụng như hỗ trợ đầu tư vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước, chính phủ bảo lãnh các khoản vay, Chính phủ miễn những khoản lẽ ra phải đóng, Chính phủ cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc mua hàng. Để đảm bảo ra lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng do WTO ban hành đã ra đời để đảm bảo tính cạnh tranh giữa hàng hóa của sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu của quốc gia khác.
Khi Chính Phủ của một quốc gia thành viên có chính sách áp dụng các biện pháp trợ cấp bị cấm theo hiệp định về trợ cấp của WTO thì có thể bị khởi kiện và áp dụng các biện pháp đối kháng tùy thuộc vào mức độ tổn thất mà thành viên bị ảnh hưởng do việc áp dụng biện pháp trợ cấp của quốc gia thành viên khác.
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp năm 2023
Hướng dẫn làm mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp năm 2023
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền tiền trợ cấp xã hội được quy định tại Quyết định số 166/QĐ – BHXH. Được thể hiện chung trong hình thức của mẫu giấy ủy quyền. Tùy từng nhu cầu thực tế, người ủy quyền cung cấp thông tin về nội dung và thời hạn ủy quyền. Để triển khai trong nhu cầu ủy quyền nhận tiền lương hưu, hay ủy quyền nhận tiền trợ cấp xã hội.
Trong đó, các thông tin cần triển khai trong giấy ủy quyền bao gồm:
– Ghi đầy đủ địa chỉ:
Các chủ thể có liên quan phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân.
- Các thông tin trong Chứng minh thư nhân dân. Địa chỉ thường trú, tạm chú. Cung cấp số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố).
Trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù. Ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố). Qua đó giúp nhận diện nhanh chóng và chân thực nhất lý do ủy quyền.
– Ghi rõ nội dung ủy quyền như:
Làm loại thủ tục gì: Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì? Đây là nội dung để xác định quyền lợi, chế độ mà bên ủy quyền đang được hưởng. Từ đó giấy ủy quyền mới mang ý nghĩa chuyển một phần quyền cho người được ủy quyền.
Nếu nội dung ủy quyền phải xác định quyền, nghĩa vụ và các công việc người ủy quyền đảm nhận. Trong trường hợp muốn nhận tiền chế độ phải mất thêm thủ tục giấy tờ phải cung cấp. Nếu người ủy quyền cả làm đơn, làm hồ sơ thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn. Hoặc chỉ ủy quyền để nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp. Việc xác định nội dung giúp khoanh vùng các quyền lợi cho bên được ủy quyền. Để thực hiện đúng, đủ và hiệu quả theo giấy ủy quyền.
– Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn có ý nghĩa xác định thời điểm kết thúc trao quyền. Có ý nghĩa quan trọng ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên, do các bên tự thỏa thuận. Phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Hoặc trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Nếu ủy quyền thực hiện một công việc duy nhất, thì sau khi hoàn thành công việc giấy ủy quyền cũng hết hiệu lực. Các quy ước đó giúp xác định thời điểm, quyền và nghĩa vụ tương ứng. Làm cơ sở theo dõi, giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền:
Là chứng thực được thực hiện bởi một cơ quan sau:
- Chính quyền địa phương.
- Phòng Công chứng.
- Của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam.
- Của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
Tùy thuộc vào thực tế hoàn cảnh của người ủy quyền để xác định cơ quan có thẩm quyền xác thực. Các chứng thực chữ ký đảm bảo thể hiện đúng nhu cầu, tự nguyện ủy quyền. Người ủy quyền đang tỉnh táo, tin tưởng người được ủy quyền. Muốn người được ủy quyền cần thay họ thực hiện nhận tiền cho chế độ được hưởng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
ăn cứ Điều 3 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đối với quy định chính sách hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở với hộ cận nghèo thì tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Tại Mục 1 Công văn 866/NHCS-TDNN năm 2019 có nêu rõ:
Nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Theo đó, các chương trình tín dụng được Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay, cụ thể:
Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
Chương trình cho vay phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, hộ cận nghèo được vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Chính sách miễn, giảm học phí với học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 có quy định:
Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
…
Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Theo đó, học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo sẽ được miễn, giảm học phí theo quy định của Luật Giáo dục.