Mẫu giấy ủy quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp đang được áp dụng theo Mẫu 13-HSB, một biểu mẫu chính thức được quy định bởi Quyết định số 166/QĐ-BHXH, ban hành năm 2019. Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định và thực hiện các quy trình liên quan đến việc hưởng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp. Tải ngay Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2023 tại bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Có được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp là quá trình một người cấp phép một người khác hoặc một tổ chức khác đại diện và thực hiện thủ tục liên quan đến việc nhận trợ cấp thất nghiệp từ tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, người ủy quyền là người đang tham gia vào chế độ bảo hiểm thất nghiệp và cấp phép một người khác hoặc một tổ chức khác làm người đại diện để nhận các trợ cấp hoặc quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp thay mình.
Tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định
Quyền của người lao động
…
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động được ủy quyền cho người khác làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động bị ốm đau, đang trong thời gian thai sản.
– Người lao động bị tai nạn.
– Người lao động gặp phải hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh.
Ngoài việc ủy quyền cho người khác, người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên cũng có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện để gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm mà mình muốn hưởng.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động chỉ có thời gian 03 tháng để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do vậy người lao động đã nghỉ việc cần nhanh chóng tiến hành nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trường nhờ người khác nộp hồ sơ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ngày nộp được tính là ngày người được ủy quyền đến nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Còn nếu người lao động nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì ngày nộp hồ sơ sẽ được xác định theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
Lưu ý: Nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt kể trên, người lao động bắt buộc phải đi nộp hồ sơ trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thì mới được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2023
Mẫu 13-HSB và Quyết định 166/QĐ-BHXH là những công cụ quan trọng giúp bảo đảm tính minh bạch và công bằng trong việc xác định người hưởng trợ cấp thất nghiệp và quyền lợi của họ. Chúng đặt ra các quy tắc cụ thể để đảm bảo rằng người lao động và người thất nghiệp đều được đối xử công bằng theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp là một tài liệu pháp lý được sử dụng khi người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ủy quyền một người khác (người ủy quyền) để đại diện và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc lãnh bảo hiểm thất nghiệp. Mẫu giấy này thường cung cấp thông tin về người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người ủy quyền và người được ủy quyền (nếu có) cùng với các thông tin liên quan đến chương trình bảo hiểm và yêu cầu cụ thể. Người lao động làm giấy ủy quyền nhận BHTN theo mẫu. Cụ thể tại các nội dung được đánh số sẽ được ghi chi tiết như sau:
Tại (1) ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của người ủy quyền và người được ủy quyền. Các thông tin gồm:
- Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố nếu có,
- Ghi rõ tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố);
Trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);
Tại (2) ghi rõ nội dung ủy quyền: ghi rõ nhận trợ cấp BHTN. Trong trường hợp nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.
Tại (3) ghi thời hạn ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Tại (4) chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền);
Lưu ý:
Nếu giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.
Trong trường hợp đặc biệt người lao động không thể nhận BHTN có thể ủy quyền cho người khác nhận BHTN theo quy định của Pháp luật. Ngoài ra người lao động còn có thể ủy quyền làm hồ sơ và thủ tục nhận BHTN.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Như vậy đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này;
– Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp