Chào Luật sư, tôi mới mua lại một lại một thửa đất thôt cư nằm gần khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, dự định sẽ xây nhà kho để cho các xưởng may thuộc các công ty nằm trong khu công nghệ thuê lại để chứa hàng. Hiện đang cần làm sổ đỏ cho thửa đất nhưng tôi lại đang phải đi công tác ở nước ngoài trong 6 tháng nên không thể về sớm để làm thủ tục nên tôi muốn ủy quyền lại cho em trai đi làm thủ tục sổ đỏ nhà đất. Vậy mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi caut bạn, để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
Có được ủy quyền làm Sổ đỏ không?
Ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền theo sự thỏa thuận của các bên.
Do đó, uỷ quyền làm sổ đỏ có thể hiểu là khi cá nhân không đủ điều kiện để tự mình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay mình việc này.
Các bên có thể uỷ quyền thông qua hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền. Trong đó, nội dung uỷ quyền là bên được uỷ quyền sẽ nhân danh bên uỷ quyền thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ gồm: Ký hợp đồng công chứng, hoàn thiện và nộp hồ sơ cũng như nhận sổ đỏ sau khi có kết quả từ cơ quan có thẩm quyền…
Văn bản ủy quyền giữa người sử dụng đất và người nhận ủy quyền không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng thông thường các bên nên công chứng, chứng thực nhằm hạn chế, tránh rủi ro về pháp lý cũng như thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất năm 2023
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất năm 2023
Về nội dung giấy ủy quyền làm sổ đỏ cũng không có nhiều sự khác biệt so với các loại giấy ủy quyền khác đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Toàn bộ nội dung của giấy ủy quyền làm sổ đỏ được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Thứ nhất, Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Thứ hai, tên của giấy ủy quyền
Có thể viết hoa như sau: GIẤY ỦY QUYỀN LÀM SỔ ĐỎ
- Thứ ba, thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền: Cần ghi đầy đủ các thông tin như họ và tên, địa chỉ liên hệ, số chứng minh nhân dân kèm theo là ngày cấp và nơi cấp. Các thông tin này là hết sức quan trọng vì nó thể hiện được tư cách pháp lý của bên ủy quyền cũng như bên được ủy quyền.
- Thứ tư, nội dung ủy quyền
Nội dung được ủy quyền cần được ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người được ủy quyền và thời gian được ủy quyền. Cụ thể:
Về nội dung ủy quyền: Được thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ, tiến hành làm việc đối với cơ quan có thẩm quyền về các thủ tục trong quá trình làm sổ đỏ (gồm cả khiếu nại, tố cáo nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm), nộp phí, lệ phí và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về thời gian ủy quyền: có thể ghi rõ ngày…tháng…năm cụ thể hoặc là thời điểm hoàn thành xong nhiệm vụ
Trường hợp cùng ủy quyền cho nhiều người. Nội dung nên quy định rõ phạm vi quyền hạn khi nhận ủy quyền của từng người. Nếu trao cho người được ủy quyền các quyền hạn tương đương thì nội dung cần ghi rõ cách xử lý trong trường hợp ý kiến, hành vi của những người được ủy quyền không thống nhất.
- Thứ năm, cam kết ủy quyền: Hai bên cần đưa ra thêm các cam đoan thực hiện và tự chịu trách nhiệm nếu có sai phạm xảy ra. Nếu xảy ra thiệt hại thì bên được ủy quyền phải bồi thường cho bên kia theo đúng quy định của pháp luật.
- Thứ sáu, chữ ký của bên bên ủy quyền và bên được ủy quyền: Hai bên ký và ghi rõ họ tên vào giấy ủy quyền làm sổ đỏ. Đồng thời chữ ký phải được chứng thực theo quy định pháp luật.
Thủ tục cấp sổ đỏ khi uỷ quyền cho người khác
Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ khi ủy quyền gồm:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ, Sổ hồng theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp người đang sử dụng đất đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở). Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở là những giấy tờ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở,…
Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Có thể nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ
Khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định người nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ, Sổ hồng được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
Lưu ý: Khi được cấp sổ thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ xác nhận vào bản chính giấy tờ về việc đã cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ qua uỷ quyền
Cũng giống như việc cấp sổ đỏ thông thường, khi làm sổ đỏ qua uỷ quyền thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết là: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện.
Thời gian giải quyết cấp sổ đỏ qua uỷ quyền
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết việc cấp sổ đỏ là:
- Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ hoặc không quá 40 ngày nếu nộp hồ sơ cấp sổ đỏ ở các xã vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn…
Thù lao ủy quyền làm sổ đỏ
Thù lao ủy quyền làm Sổ đỏ, Sổ hồng do các bên thỏa thuận, có thể nêu rõ trong văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do mỗi thửa đất có điều kiện cấp sổ, thủ tục xác minh và thời gian xác minh giấy tờ… là khác nhau nên thù lao cũng không giống nhau.
Mặc dù không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp nhưng thông thường đối với trường hợp thửa đất không có vướng mắc về điều kiện, việc xác minh nguồn gốc, lịch sử sử dụng không phức tạp thì thù lao ủy quyền thường dưới 10 triệu đồng. Trường hợp có vướng mắc về điều kiện cấp sổ, nhất là thửa đất có nguồn gốc do vi phạm thì chi phí sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến Thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bởi chúng tôi chưa hiểu rõ nhu cầu của bạn, yêu cầu nhận ủy quyền của bên làm dịch vụ cho gia đình bạn nên chưa thể kết luận ngay có nên ký văn bản nào khác hay không. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý với bạn một số vấn đề sau đây:
– Nếu trong hợp đồng ủy quyền đã có đầy đủ thông tin, nội dung về công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, quyền/nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng ủy quyền và các điều khoản khác đảm bảo việc thỏa thuận giữa các bên đã thống nhất thì không cần thiết phải ký kết thêm bất kỳ loại văn bản nào khác;
– Nếu trong hợp đồng ủy quyền không có đầy đủ các nội dung về quyền, nghĩa vụ mà các bên mong muốn hoặc bạn vẫn cảm thấy chưa đủ để giảm thiểu rủi ro thì bạn có thể lựa chọn lập thêm một số văn bản tùy thuộc nhu cầu của mình như: Biên bản giao nhận tiền thù lao ủy quyền; Các văn bản xác nhận đã thực hiện công việc theo ủy quyền; Hợp đồng dịch vụ (trong đó mô tả các nội dung công việc dịch vụ thực hiện, mức thù lao được hưởng, mức phạt vi phạm…)
“Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.
Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.
Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 BLTTHS 2015).
Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 BLTTHS 2015).
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 BLTTHS 2015).
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 BLTTHS 2015).
(Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)