Xin chào Luật sư X. Tôi có một căn nhà nhưng hiện tại do không có nhu cầu sử dụng tới nên muốn cho thuê lại để thu lợi nhuận, tuy nhiên hiện nay tôi đang không có ở Việt Nam nên muốn ủy quyền lại cho người khác ký kết hợp đồng cho thuê nhà này cho tôi. Tôi có thắc mắc rằng tôi có thể thực hiện việc ủy quyền này được hay không và soạn thảo mẫu giấy ủy quyền cho thuê nhà này như thế nào? Đồng thời tôi có thắc mắc rằng các bên trong hợp đồng cho thuê nhà như vậy sẽ có quyền và nghĩa vụ gì? Mong được Luật sư hỗ trợ, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về ủy quyền
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Quyền của người thuê nhà
Quyền được bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
Căn cứ theo điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê;
Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
– Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Sửa chữa tài sản;
+ Giảm giá thuê;
+ Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
– Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Quyền được bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho người thuê nhà
Khoản 1 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người thuê nhà
Theo Khoản 2 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quyền tự sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê của người thuê nhà
Theo Khoản 2 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015: bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Nghĩa vụ của người thuê nhà
Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà
Theo Khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015: Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;
(Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường)
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà
Theo Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015: bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà
Theo Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015: bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;
– Nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền;
– Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà
Theo quy định tại Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015: Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận;
Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
– Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại;
Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
– Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của bên thuê được quy định trên, bên thuê và bên cho thuê có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác tại hợp đồng thuê.
Tải xuống Mẫu giấy ủy quyền cho thuê nhà
Mẫu giấy ủy quyền cho thuê nhà có những nội dung gì?
Giấy ủy quyền ký hợp đồng thuê nhà có những nội dung chính như sau:
- Thông tin cá nhân bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền
- Công việc ủy quyền thực hiện: Ký hợp đồng thuê nhà
- Thời hạn ủy quyền (ghi rõ thời gian cụ thể hoặc nêu rõ sự kiện làm chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền)
- Thời điểm quan hệ ủy quyền phát sinh hiệu lực
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền
- Thù lao trả cho người được ủy quyền (nếu có).
Mời bạn xem thêm:
- Làm khai sinh không có đăng ký kết hôn được không năm 2022?
- Hướng dẫn quy trình làm lại giấy khai sinh đơn giản năm 2022
- Hướng dẫn cách đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi nhanh 2022
Khuyến nghị:
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ ủy quyền cho thuê nhà đất tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền cho thuê nhà mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ tư vấn thủ tục thay đổi người đứng tên sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền được quy định như sau:
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Căn cứ tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, phạm vi đại diện được quy định như sau:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Điều lệ của pháp nhân;
Nội dung ủy quyền;
Quy định khác của pháp luật.
Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo thỏa thuận;
Thời hạn ủy quyền đã hết;
Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.